'Thành kiến xác nhận' - thứ tai hại luôn khiến bạn luôn cảm thấy mình kém cỏi hơn mọi người

15/10/2018 09:16 AM | WeLearn

Thành kiến này ảnh hưởng đến mọi quyết định của bạn: Thứ bạn chọn mua, sức khỏe, người mà bạn quyết định kết hôn, sự nghiệp, cảm xúc và tình hình tài chính của bạn

Lần đầu bước vào một lớp học yoga. Bạn hơi lo lắng về cân nặng và việc quần áo yoga ôm sát cơ thể bạn, để lộ mọi khuyết điểm. Bạn sợ bản thân sẽ thành trò cười cho người khác.

Thành kiến xác nhận - thứ tai hại luôn khiến bạn luôn cảm thấy mình kém cỏi hơn mọi người - Ảnh 1.

Mắt bạn lập tức hướng đến những người có cơ thể thon gọn như người mẫu đang trò chuyện ở góc phòng. Khi bước ngang qua họ, bạn nghe thấy những tiếng cười khúc khích. Trời ơi, họ đang cười mình sao? Bạn chọn một góc tập ở cuối lớp để không ai thấy mình.

Thành kiến xác nhận là gì?

Ở tình huống trên, bạn đã tập trung tìm những dấu hiệu thể hiện cảm giác không an toàn của mình, những người đang cười cợt bạn. Hãy bỏ qua những dấu hiệu không xác định cảm giác đó - hầu hết tất cả mọi người chẳng đế ý đến bạn.

Thành kiến xác nhận là khuynh hướng tìm kiếm, diễn giải và ghi nhớ những thông tin khẳng định những niềm tin sẵn có của một người. Thành kiến này ảnh hưởng đến mọi quyết định của bạn: Thứ bạn chọn mua, sức khỏe của bạn, người mà bạn quyết định kết hôn, sự nghiệp, cảm xúc và tình hình tài chính của bạn. Xu hướng này luôn diễn ra một cách âm thầm.

Thành kiến xác nhận - thứ tai hại luôn khiến bạn luôn cảm thấy mình kém cỏi hơn mọi người - Ảnh 2.

Thành kiến xác nhận ảnh hưởng đến:

1. Cách bạn tìm kiếm thông tin

Thành kiến xác nhận ảnh hưởng đến cách bạn nhìn nhận thế giới xung quanh. Khi đang ở nhà một mình và cảm thấy không thoải mái, bạn lập tức mở Facebook hoặc Instagram. Bạn nhìn những bức ảnh mọi người đi du lịch, tiệc tùng, kết hôn, rồi nghĩ rằng mọi người đang có một cuộc sống tuyệt vời. Bạn tự nói với chính mình: "Mình thật là một đứa cô độc nhàm chán."

Bạn ngồi nhà và cảm thấy tồi tệ, vì bạn lựa chọn tìm kiểm những thông tin xác nhận những cảm giác tồi tệ đó. Dù biết rằng mình sẽ cảm thấy tệ hơn khi nhìn vào những hình ảnh của mọi người, nhưng bạn vẫn đang xem chúng.

Thành kiến xác nhận - thứ tai hại luôn khiến bạn luôn cảm thấy mình kém cỏi hơn mọi người - Ảnh 3.

2. Cách bạn diễn giải thông tin

Thành kiến xác nhận cũng ảnh hưởng đến cách bạn xử lý những thông tin trung lập - không tốt cũng không xấu - và nó có xu hướng củng cố niềm tin của bạn.

Khi bạn đang yêu, tất cả những gì bạn thấy ở người yêu là một con người hoàn mỹ. Khi tình yêu gặp trắc trở, bỗng nhiên tất cả những gì bạn thấy chỉ là những khuyết điểm của họ - hơi thở đầy mùi thuốc lá, cách họ luôn huyên thuyên về những đề tài mà bạn chẳng hề quan tâm, những sợi tóc rụng trong bồn tắm. Người yêu của bạn không thay đổi, chỉ là cách nhìn nhận của bạn về họ đã thay đối mà thôi.

Thành kiến xác nhận - thứ tai hại luôn khiến bạn luôn cảm thấy mình kém cỏi hơn mọi người - Ảnh 4.

3. Cách bạn ghi nhớ mọi thứ

Thậm chí ký ức của bạn cũng bị ảnh hưởng bởi thành kiến xác nhận. Bạn lý giải và thậm chí có thể thay đổi ký ức và những sự thật trong tâm trí dựa trên những niềm tin của mình.

Trong một thí nghiệm kinh điển, những sinh viên tại Princeton và Dartmouth được hướng dẫn chơi một trò chơi. Kết quả là, các sinh viên trường Princeton nhớ những lỗi của trường Dartmouth nhiều hơn, và những sinh viên Dartmouth ghi nhớ những lỗi mà trường Princeton mắc phải nhiều hơn. Cả hai nhóm sinh viên về cơ bản đều tin rằng trường của mình giỏi hơn. Chính vì vậy, họ có xu hướng nhớ nhiều trường hợp cho thấy trường của mình thì giỏi và trường đối thủ thì kém hơn.

Thành kiến xác nhận - thứ tai hại luôn khiến bạn luôn cảm thấy mình kém cỏi hơn mọi người - Ảnh 5.

Vì sao chuyện này lại xảy ra?

Vì việc cảm thấy mình sai là rất tồi tệ; nó đồng nghĩa với việc bạn không thông minh như mình nghĩ. Thế nên, cuối cùng bạn chỉ tìm kiếm những thông tin giúp xác nhận niềm tin của mình hay những gì bạn đã biết.

Chúng ta rất dễ chấp nhận những tư tưởng đối lập khi nó liên quan đến những thứ mà ta không quan tâm. Nhưng với những niềm tin mãnh liệt là một phần cốt lõi trong nhân cách của ta, thì mọi chuyện lại khác. Những bằng chứng đi ngược lại các niềm tin này thường gây ra những mâu thuẫn trong nhận thức, làm ta rất căng thẳng và lo âu.

Thành kiến xác nhận - thứ tai hại luôn khiến bạn luôn cảm thấy mình kém cỏi hơn mọi người - Ảnh 6.

Mâu thuẫn nhận thức kích hoạt phản ứng "chiến đấu hoặc bỏ chạy". Bạn hoặc sẽ cố chấp và khẳng định mạnh mẽ hơn những niềm tin vốn có của mình (chiến đấu) hoặc phớt lờ sự thật trái ngược đó (trốn chạy).

Mục tiêu chính của bộ não là bảo vệ bạn. Khi những sự thật trái chiều thử thách bản chất của bạn, não bạn tiếp nhận những đe dọa về tinh thần và bảo vệ bạn như thể đó là một mối đe dọa về thể chất.

Ta cần nỗ lực rất nhiều để nhìn nhận những giả thuyết trái chiều và cố gắng đánh giá những bằng chứng củng cố hay mâu thuẫn với mỗi giả thuyết đó. Vì thế, não bạn đã tối ưu hóa đế hướng đến con đường nhanh nhất. Việc đánh giá những thông tin trái chiều và xác nhận xem điều gì là đúng thường không dễ dàng. Tìm kiếm 2 hay 3 điều gì đó giúp củng cố quan điếm hiện tại của ta thì dễ hơn nhiều.

Thành kiến xác nhận - thứ tai hại luôn khiến bạn luôn cảm thấy mình kém cỏi hơn mọi người - Ảnh 7.

Vậy giải pháp là gì? 

1. Tiếp cận cuộc sống bằng sự hiếu kỳ, chứ không phải sự xác nhận

Khi chỉ cố chứng minh mình là đúng, bạn sẽ bị cuốn vào thành kiến xác nhận. Hãy bớt tập trung vào mục tiêu "phải đúng" và chú ý hơn vào việc trải nghiệm cuộc sống với thái độ hiếu kỳ. Khi bạn sẵn sàng phạm sai lầm, bạn sẽ mở ra cánh cửa dẫn đến những hiểu biết mới.

2. Tìm kiếm và thấu hiểu những bất đồng

Hiểu được nhiều quan điếm khác nhau có thể giúp bạn mở rộng và nâng cao tầm nhìn của mình. Theo các nhà nghiên cứu, bạn thật sự có thế thay đổi những niềm tin thâm căn cố đế của bản thân. Bí quyết ở đây là gì? Hãy tìm đến những nơi có nhiều quan điểm đối lập với mình.

Ví dụ, bạn đang chuẩn bị mua một căn nhà, và bạn đặc biệt thích một căn nhà nào đó. Hãy đề nghị một người bạn của bạn đóng vai trò phản biện và đưa ra những lý do vì sao bạn không nên mua căn nhà này. Bằng cách đó, bạn có thể đảm bảo mình đang nhìn nhận vấn đề khách quan và đưa ra một quyết định hợp lý.

Thành kiến xác nhận - thứ tai hại luôn khiến bạn luôn cảm thấy mình kém cỏi hơn mọi người - Ảnh 8.

3. Đánh giá những phản ứng bản năng

Lần tới, khi bắt gặp những sự thật xác nhận thế giới quan của mình, hãy dừng lại. Hãy nghĩ về những giả định bạn đang tạo ra và tìm những điều chứng minh rằng bạn đang sai.

Chẳng hạn, nếu bạn là một người thích uống cà phê, bạn cần uống cà phê vào buổi sáng để có thế làm việc tốt. Khi bạn đang lướt Facebook; các bài viết khẳng định những lợi ích của cà phê sẽ ngay lập tức thu hút sự chú ý của bạn. Nhiều khả năng ta sẽ đọc những bài viết này và nghĩ, "ồ! Việc mình uống cà phê quả thật rất đúng đắn." Lần tới, khi phát hiện bản thân làm thế, hãy thử chủ động tìm những thông tin trái ngược với điều bạn tin tưởng.

Thành kiến xác nhận là một phần không thể tránh khỏi trong quá trình ra quyết định. Đó là một đặc điểm tiến hóa thể hiện cách bạn nhìn nhận thế giới mà không phải lúc nào bạn cũng có thể vượt qua.

Nhưng khi chuẩn bị đưa ra một quyết định quan trọng - quyết định về sức khỏe, tài chính, tình yêu - bạn nên cố gắng giảm thiếu ảnh hưởng của xu hướng này càng nhiều càng tốt. Việc học hỏi và tìm hiểu về cách thành kiến xác nhận hoạt động đem lại cho bạn cơ hội tránh được mặt tiêu cực của nó và đưa ra nhiều quyết định sáng suốt hơn. 

Mai Lâm

Cùng chuyên mục
XEM