Thành công và trưởng thành, cái nào quan trọng hơn? Tuy trưởng thành rất mệt, nhưng không trưởng thành càng mệt hơn!
Tiêu chuẩn người khác đánh giá bạn là hữu hạn, nhưng khả năng bạn tự tạo cho mình là vô hạn. Chúng ta không chỉ phải làm tốt chính mình, mà còn phải trở thành một phiên bản tuyệt vời nhất của chính mình!
"Trưởng thành quan trọng hơn thành công." Câu nói này tôi đã nghe rất nhiều từ người lớn và sách báo.
Bởi vì cấp độ trưởng thành của một người lớn bao nhiêu, có thể quyết định thành tựu của họ cũng lớn bấy nhiêu. Nhiều người thành công thường hay nói rằng:
"Một người có thể không thành công, nhưng nhất định không thể trẻ con mãi, bởi vì thành công chỉ diễn ra một đoạn thời gian, còn trưởng thành là quá trình dài kết nối cả đời. Con người chỉ có không ngừng trưởng thành, không ngừng phát triển và nâng cao bản thân, mới có thể tự tạo thêm nhiều cơ hội cho chính mình."
Mà trưởng thành ở đây, không chỉ xét về mặt tuổi tác, còn xét về kinh nghiệm, năng lực, cách tư duy, suy nghĩ vấn đề, khả năng ứng xử, sắp xếp cuộc sống... của một người.
Vậy đối với những người bình thường như chúng ta, cần làm gì để có thể trở nên ngày một trưởng thành trên mọi khía cạnh?
Có 3 điều bạn cần chú ý:
Thứ nhất: Tâm thái. Người nào có thể đủ bình tĩnh, duy trì trạng thái tâm lý vững vàng nhất trong mọi hoàn cảnh, sẽ dễ đưa ra những quyết định đúng đắn trong các tình huống bất đắc dĩ.
Thứ hai: Niềm tin. Người có ý chí bền bỉ và quyết tâm sắc đá mới đủ kiên trì đi đến cuối con đường.
Thứ ba: Học hỏi. Đây là thứ quyết định độ trưởng thành của bạn, mở rộng cái nhìn của bạn về thế giới.
1. Tâm thái lạc quan là trạng thái tốt nhất của cuộc sống
Có thể nói rằng, tâm thái chính là thứ quyết định vô số điều trong cuộc sống. Bạn có tâm thái thế nào, bạn sẽ thu hút những thứ tương tự như vậy.
Ví dụ, một người có thái độ tích cực và lạc quan với cuộc sống sẽ dễ dàng thu hút được những người tràn đầy năng lượng đến với cuộc sống của họ, khiến người khác thoải mái, dễ chịu khi ở bên cạnh họ. Ngược lại, những người hay phàn nàn và có thái độ tiêu cực về cuộc sống sẽ khiến người khác thấy không thoải mái, dễ ảnh hưởng đến tâm trạng tích cực của chính họ và người xung quanh.
Cô giáo tôi từng nói một câu thế này: "Một người mà mỗi ngày đều có thái độ tích cực với cuộc sống, sẽ có chỉ số hạnh phúc rất cao."
Khi chúng ta vui vẻ, cơ thể sẽ tự sản sinh ra một loại "hormone hạnh phúc" tên là dopamine, có tác dụng khiến cơ thể thấy thoải mái và tràn đầy năng lượng.
Nếu bạn có một tâm trạng tốt, dù đi đến đâu cũng tràn ngập ánh nắng và tiếng cười. Ngược lại, nếu cứ luôn mang trong mình những suy nghĩ tiêu cực, bóng tối và nỗi cô đơn sẽ từ từ nuốt chửng lấy bạn.
2. Niềm tin bền bỉ là nền tảng cơ bản để đạt thành tâm nguyện
Niềm tin của bạn là gì, sẽ quyết định con người bạn trở thành là ai? Thế nên, có thể nói rằng, niềm tin chính là một loại sức mạnh phi thường quyết định độ bền bỉ của bạn.
Theo nhà tư tưởng học: "Lý do một người có thể hoàn thành một việc tưởng chừng như không thể là vì họ tin tưởng bản thân mình có thể hoàn thành ngay từ đầu."
Nhà văn Đài Loan Lâm Thanh Huyền sinh ra trong một gia đình nông dân bình thường. Thuở nhỏ, nhà ông rất nghèo, suốt ngày phải theo cha đi làm ruộng. Có lần, đi làm về mệt, ông và bố ngồi nghỉ trên sườn núi. Người bố thấy Lâm Thanh Huyền đang suy nghĩ nên mới hỏi ông đang nghĩ gì. Ông đáp:
"Đợi đến khi con lớn lên, con sẽ không làm ruộng, cũng không đi làm."
"Vậy con định làm gì?" Bố ông hỏi.
"Con muốn mỗi ngày đều ở nhà, đợi người ta gửi tiền đến cho con."
Nghe câu trả lời này, bố ông liền cười nói:
"Nói bậy, con đừng có mơ nữa! Bố dám khẳng định, không ai gửi tiền cho con đâu."
Sau đó, Lâm Thanh Huyền đi học, thấy Kim Tự Tháp trong sách giáo khoa, ông nói với bố mình:
"Khi con lớn lên, con nhất định sẽ đi xem Kim Tự Tháp."
Cha ông nghe thế liền tức giận đánh cho ông một cái thật đau vào đầu và khiển trách:
"Đừng có nói bừa nữa! Bố bảo đảm, con không đi được đâu!"
Đến khi Lâm Thanh Huyền lên đại học, tốt nghiệp xong, ông trở thành một phóng viên, xuất bản rất nhiều sách. Ngồi ở nhà viết mỗi ngày, và các nhà xuất bản gửi tiền đều về mỗi tháng. Ông đã dùng số tiền đó để đi du lịch, đứng trên Kim Tự Tháp.
Nhà văn có thể thực hiện hóa ước mơ của mình nhờ vào niềm tin vững chắc với bản thân. Chính nó đã giúp ông không tự ti mà luôn tiến về phía trước.
Niềm tin là thứ có thể khiến một người đi về hướng mục tiêu của họ và nỗ lực không ngừng nghỉ. Nó cho bạn một phương hướng rõ ràng, và những niềm vui nho nhỏ khi hoàn thành được một mục tiêu trên đoạn đường dài đang bước. Và rồi một ngày nào đó, nó sẽ dẫn bạn đi đến bến đỗ cuối cùng.
Niềm tin, chính là động lực để tiến về phía trước.
Bất kể mục tiêu của bạn có khó khăn đến đâu, hãy luôn tin rằng bản thân có thể làm được, trong tim có sức mạnh rồi, phần còn lại hãy dựa vào hành động để chiến đấu.
3. Học hỏi nhiều là thứ quyết định độ trưởng thành
Xã hội phát triển càng nhanh, chúng ta càng không nên xem thường việc học hỏi.
Trong cuốn sách "Con đường tài phú tự do" từng đề cập đến tầm quan trọng của việc học đối với sự phát triển của mỗi cá nhân.
Trên thực tế, không chỉ có cuốn sách này khẳng định về điều đó. Để có thể nhìn thấy sự rộng lớn và tuyệt đẹp của thế giới này, cũng như khám phá được nhiều khả năng của cuộc sống hơn, chúng ta phải không ngừng học hỏi và tiến về phía trước.
Việc học ở trường là có hạn, nhưng việc học ở ngoài xã hội là vô hạn. Sếp tôi luôn có câu "cửa miệng" thế này:
"Lúc rảnh rỗi, hãy tìm cách hoàn thiện bản thân và học hỏi nhiều hơn nữa, để tầm nhìn không bị hạn chế."
Việc học là thứ đáng giá để bạn đầu tư cả đời, còn trưởng thành chính là quá trình không ngừng học hỏi và chấp nhận bản thân.
Tiêu chuẩn người khác đánh giá bạn là hữu hạn, nhưng khả năng bạn tự tạo cho mình là vô hạn. Chúng ta không chỉ phải làm tốt chính mình, mà còn phải trở thành một phiên bản tuyệt vời nhất của chính mình!