“Thần kinh doanh 90 tuổi” dùng 1 thứ vực dậy cả đế chế gần phá sản: Không hề cao siêu, người biết sớm càng có lợi

29/03/2025 13:00 PM | Sống

Dù trải qua nửa đầu cuộc đời đầy thử thách, nhưng thay vì phàn nàn, ông kiên trì thay đổi vận mệnh.

Kazuo Inamori, nhà sáng lập Kyocera, đồng sáng lập tập đoàn viễn thông KDDI, từng giữ cương vị Chủ tịch Japan Airlines, là một trong những doanh nhân có ảnh hưởng lớn tại Nhật Bản.

Sinh ra trong một gia đình nghèo khó, thất bại trong kỳ thi vào trường đại học mong muốn, ông bắt đầu sự nghiệp tại một nhà máy gốm sứ bên bờ phá sản. Những năm đầu đời đầy rẫy thử thách, nhưng thay vì chấp nhận số phận, ông kiên trì tìm cách thay đổi.

Với sự quyết tâm, ông thành lập Kyocera và Second Telecom, đưa cả hai vào danh sách 500 doanh nghiệp hàng đầu thế giới. Ở tuổi 77, khi Japan Airlines đối diện nguy cơ phá sản, ông tiếp quản và giúp hãng đạt lợi nhuận cao nhất thế giới.

Sau những thăng trầm, Inamori đúc kết triết lý sống từ chính trải nghiệm của mình, trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều thế hệ. Ông tin rằng, để có một cuộc sống viên mãn, nhất định phải làm công việc mình yêu thích hoặc học cách yêu thích công việc mình làm. Để làm được những điều này, chìa khóa quan trọng nhất chính là: Tư duy tích cực.

Tư duy thay đổi, cuộc đời thay đổi

Khi còn trẻ, Inamori từng làm việc trong một công ty đầy khó khăn, nơi môi trường tiêu cực bao trùm. Ban đầu, ông cũng than phiền, cho đến khi anh trai nghiêm khắc nhắc nhở: "Một người chỉ biết phàn nàn sẽ chẳng bao giờ có giá trị."

“Thần kinh doanh 90 tuổi” dùng 1 thứ vực dậy cả đế chế gần phá sản: Không hề cao siêu, người biết sớm càng có lợi- Ảnh 1.

Từ đó, ông quyết định thay đổi thái độ, tập trung vào công việc thay vì phàn nàn. Khi đồng nghiệp buông xuôi, ông nỗ lực gấp đôi, dần được đề bạt lên vị trí trưởng nhóm kỹ thuật. Sự thay đổi tư duy ấy đã mở ra bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời ông.

Inamori nhận ra rằng, nhiều người làm việc không hiệu quả vì họ ghét công việc. Càng chán nản, họ càng làm hời hợt, tạo thành vòng luẩn quẩn tiêu cực. Ông tin rằng: “Nếu xem công việc là niềm vui, cuộc sống sẽ trở thành thiên đường. Ngược lại, nếu chỉ coi đó là nghĩa vụ, cuộc đời sẽ giống như địa ngục.”

Thuở nhỏ, Inamori từng sợ lây bệnh lao từ người chú, luôn né tránh tiếp xúc. Trớ trêu thay, những người thân trong gia đình chẳng sao, còn chính ông – người cẩn trọng nhất – lại mắc bệnh. Từ đó, ông nhận ra rằng nỗi sợ hãi có thể dẫn đến chính điều mà ta muốn tránh.

Ông nghiệm ra rằng, cuộc sống giống như một tấm gương phản chiếu suy nghĩ của con người.

"Những điều bạn lo lắng hay than phiền sẽ tìm đến bạn. Ngược lại, nếu bạn đặt niềm tin và hy vọng vào điều tích cực, chúng cũng sẽ đến với bạn," ông nói.

Công thức của thành công: Đơn giản hơn nhiều người vẫn nghĩ

Khi Kyocera mới thành lập, công ty gặp khủng hoảng do thiếu đơn hàng. Trong khi nhân viên lo lắng vì không tìm được khách hàng, Inamori quyết định nhận những đơn hàng mà các công ty khác từ chối. Ông thậm chí còn chủ động đề xuất giải pháp cho khách hàng.

Dù công nghệ lúc đó chưa đủ để đáp ứng yêu cầu, ông vẫn tự tin khẳng định: “Nếu chỉ giới hạn trong những gì sẵn có, chúng ta sẽ không thể cạnh tranh. Hãy đổi mới để vượt qua rào cản.” Chính tư duy đó đã giúp Kyocera không ngừng phát triển.

Ông cũng đúc kết công thức thành công chính là: Kết quả cuộc sống = Cách suy nghĩ × Sự chăm chỉ × Khả năng.

“Thần kinh doanh 90 tuổi” dùng 1 thứ vực dậy cả đế chế gần phá sản: Không hề cao siêu, người biết sớm càng có lợi- Ảnh 2.

Trong đó, khả năng và sự chăm chỉ có thể được đánh giá từ 0 đến 100, nhưng cách suy nghĩ có thể dao động từ -100 đến 100. Điều này có nghĩa là một tư duy sai lầm có thể khiến mọi nỗ lực trở nên vô ích.

"Vận mệnh không phụ thuộc vào may mắn hay cơ hội, mà do chính cách ta suy nghĩ và sẵn sàng đột phá khỏi khuôn mẫu cũ," Inamori nhấn mạnh.

Không có thành công sau một đêm, chỉ có sự bền bỉ mỗi ngày

Những ngày đầu sự nghiệp, Inamori từng gặp một công nhân chỉ học hết trung học, làm việc vụng về đến mức phải hướng dẫn nhiều lần mới thành thạo một thao tác đơn giản.

Hơn 20 năm sau, ông bất ngờ gặp lại người này trong một cuộc họp cấp cao. Giờ đây, anh ta đã trở thành giám đốc. Khi được hỏi về bí quyết, anh chỉ nói đơn giản: “Tôi chưa bao giờ bỏ cuộc.”

Người công nhân ấy luôn mang theo sổ tay, ghi chép cẩn thận và luyện tập hàng nghìn lần cho đến khi thuần thục. Những tiến bộ nhỏ bé, tích lũy qua năm tháng, đã giúp anh đi từ một công nhân bình thường đến vị trí lãnh đạo.

Inamori tin rằng không có thiên tài bẩm sinh hay thành công tức thì. Phía sau mọi thành tựu đều là sự kiên trì không ngừng nghỉ. Ông khẳng định: “Dù xuất phát điểm ở đâu, chỉ cần tiến bộ mỗi ngày, sớm muộn cũng sẽ tạo ra bước ngoặt và trở thành người chiến thắng.”

Theo Thùy Linh

Cùng chuyên mục
XEM

NỔI BẬT TRANG CHỦ

VN-Index giảm sâu, nhà đầu tư lại trấn an nhau: "Anh chỉ mất khi anh bán, chưa bán thì chưa mất gì cả"

Đã có những nhà đầu tư cắt lỗ tại giá sàn, nhưng ngược lại cũng có những nhà đầu tư vẫn nắm giữ cổ phiếu, tin tưởng thị trường sẽ sớm hồi phục.

Quyền lực của Elon Musk: X được Nhà Trắng giới thiệu, hàng loạt cơ quan lập tài khoản, trở thành phương tiện truyền thông chính phủ

Nhà Trắng đã bố trí một vị trí cho "Phương tiện truyền thông mới" (New Media) cho John Stoll, người vừa được bổ nhiệm làm giám đốc tin tức tại Twitter-X.

Tiến sĩ RMIT: Việt Nam cần thực thi nghiêm ngặt quy tắc xuất xứ

Theo tiến sĩ Chu Thanh Tuấn - Phó chủ nhiệm nhóm ngành Cử nhân kinh doanh, Đại học RMIT Việt Nam, một trong những chiến lược dài hạn Việt Nam là kiểm soát chặt xuất xứ để ngăn chặn việc hàng hóa nước khác "đội lốt" hàng Việt. Ông cho rằng, đây là vấn đề nhạy cảm với giới chức thương mại Mỹ và nếu không kiểm soát tốt, Việt Nam có thể phải đối mặt với các hình phạt bổ sung.

Cổ đông lo ngại chia cổ tức tiền mặt liên tục trong 6 năm sẽ "mất đi một ngân hàng ACB như hiện tại", Chủ tịch Trần Hùng Huy nói gì?

Ông Trần Hùng Huy - Chủ tịch Ngân hàng Á Châu (ACB) cho biết trong nhiều năm qua, rất nhiều cổ đông đã kiến nghị việc chia cổ tức bằng tiền mặt. Đây được coi là bài toán để hài hòa lợi ích của các bên.