Tết đến nơi rồi, đừng để bị mắc bẫy 4 chiêu lừa đảo mua hàng online ham rẻ, ham vui này

20/01/2017 15:31 PM | Công nghệ

Mùa cuối năm này, bạn phải hết sức cẩn thận khi giao dịch trực tuyến, mua hàng online.Bởi đây là giai đoạn có thể vì quá bận rộn mà chúng ta dễ bị trúng bẫy của những kẻ lừa đảo tinh vi.

Lừa đảo mạo danh giao dịch

Đây là kiểu lừa đảo phổ biến và đơn giản nhất trong thế giới mạng, nhất là trên các nhóm chợ trời của Facebook. Nếu người quản trị (admin) không tinh tế thì thành viên dễ trở thành cừu non.

Hình thức lừa đảo: kẻ lừa đảo giả dạng danh tính của một người bán hàng có thâm niên bằng cách clone nick và clone lại mọi info của người này. Sau đó kẻ lừa đảo xuất hiện trên những chợ, group mà người bán hàng đó chưa bao giờ xuất hiện, mở giao dịch với văn phong và giọng điệu giống y hệt.

Kẻ lừa đảo lúc này sẽ sử dụng một tài khoản giả để nhận tiền. Tinh vi hơn là tài khoản đó thuộc về một cửa hàng có thật ở ngoài đời, hắn chỉ việc đợi con mồi chuyển khoản đến tài khoản này, sau đó ung dung ra nhận hàng và chuồn.

Cách phòng tránh: đừng ngại ngùng mà kiểm tra thông tin người bán trước khi mua hàng, xem thử đó có phải là tài khoản ảo hay không. Hãy gọi trực tiếp cho người bán để kiểm tra thực hư là họ có đăng thông tin lên chợ giao dịch đó hay không

Lừa đảo kiểu người đứng giữa

Kiểu thứ hai là nâng cấp của kiểu đầu, kiểu này thì hoàn toàn khó truy ra danh tính của kẻ lừa đảo vì chúng đã cắt đuôi hoàn toàn. Tạm gọi kẻ lừa đảo là A, shop bán hàng trong mưu lừa này là B và khách hàng thực sự là C.

Đầu tiên A sẽ giả bộ lập gian hàng trên các diễn đàn rao vặt, các chợ online và bán hàng với mức giá rẻ khó tin. Chắc chắn sẽ có nhiều người mắc bẫy vì hình ảnh hàng hóa lấy từ shop B là hình thật. Kẻ giả dạng A sẽ yêu cầu inbox giao dịch. Hắn vẫn sẽ cho tài khoản của shop B - là nơi bán hàng thực sự, sau đó yêu cầu C chuyển khoản đặt hàng. Dù C có thông minh chỉ chuyển tiền cọc, A cũng sẽ ra chỗ B đưa thêm tiền và lấy hàng. Trong lúc đó B sẽ giả vờ chuyển thông tin hàng hóa, tình trạng thật cho C xem.

Tiếp theo đó? Không có tiếp theo đó, A chỉ tốn một tài khoản ảo là đã hoàn thành phi vụ mà không ai phát hiện ra. Để tránh danh tính bị truy lùng tiếp tục, A còn có thể bán suất mua đồ giá rẻ này cho D - một người không biết gì, lúc này A sẽ hoàn toàn biến mất và chỉ còn B, C, D ngơ ngác cùng nhau.

Cách phòng tránh: vẫn là gọi trực tiếp lên cửa hàng để kiểm tra xem mình thực sự có đặt hàng hay không. Cách này tuy hơi nhiêu khê, nhưng trên thị trường online hỗn loạn là hết sức cần thiết.

Lừa đảo nhắm vào những con số khủng

Hình thức lừa đảo này là đánh vào lòng tham của con người. Mặt hàng tiêu biểu cho những giao dịch này là dịch vụ SIM thẻ. Nếu gần đây bạn có nghe về SIM hàng triệu GB dung lượng mỗi tháng, thì đó chính là kiểu lừa đảo này.

Các kiểu dịch vụ này có thể thông qua hình thức gian lận tài khoản để tạo ra dung lượng 3G cực khủng - nhưng chúng chỉ tổn tại 2-3 tháng trước khi ra đi. Nếu bạn không ngại đóng tiền như tiền internet mỗi tháng (150 - 200.000 đồng/tháng), thì cũng không nên nề hà gì! Những người lừa bạn sẽ bảo hành trong đúng 1 tháng đầu, sau đó sống-chết-mặc-bay vì họ đã làm đúng cam kết.

Hình thức thứ hai đánh vào tâm lý hiện tại: vét vé máy bay, vé tàu về Tết. Hình thức này do một kẻ lừa đảo tinh vi: hắn đã có uy tin lâu trong cộng đồng, lúc nào cũng tỏ ra mình là người đàn anh, đàn chị, hào sảng khiến mọi người tin theo. Dĩ nhiên giao dịch cũng là giao dịch online: muốn đặt vé giờ chót giá vẫn còn rẻ thì chuyển khoản qua đây đặt cọc. Tiền cọc dĩ nhiên không bao giờ vào phòng vé, mà sẽ bị kẻ lừa đảo viện cớ: giao dịch thất bại, ngân hàng giữ tiền - 14 ngày sau mới lấy lại được. Chắc chắn có hàng trăm người bị lừa.

Số tiền siêu khủng này có nhiều cách giải quyết: một, đem đi gửi lấy lãi suất nhanh - nếu bạn gặp kẻ lừa đảo này thì thực sự may mắn, tiền của bạn sẽ không bị mất, chỉ bị chiếm dụng. Hai, đem đi làm vốn kinh doanh nhanh món hàng khác, kiểu này rất dễ bị mất tiền. Ba, chiếm dụng luôn.

Cách phòng tránh: đừng ham rẻ, trừ phi bạn biết người bán đó ở!

Lừa đảo dạng phishing

Hình thức này đánh vào tâm lý của các shop, đặc biệt là các bạn nữ. Hình thức lừa đảo này rất đơn giản: khách hàng ở nước ngoài, khó chuyển khoản nên nhờ dịch vụ trung gian. Hắn sẽ giả vờ là shop phải làm thủ tục online, sau đó gửi email giả dạng dịch vụ chuyển tiền. Từ đó hắn sẽ dẫn chủ shop vào website ảo lấy thông tin thẻ, tài khoản mạng xã hội và email.

Cách phòng tránh: không tham tiền, trường hợp này khó phân biệt, nhất là các bạn nữ.

Thúy Vy

Cùng chuyên mục
XEM