Tết đến dù bận đến đâu phụ huynh cũng phải 3 KHÔNG - 3 CÓ để sức khoẻ của trẻ không gặp nguy
Tết là thời điểm trẻ con được nghỉ ngơi, vui chơi và thoải mái ăn uống mà không lo người lớn ngăn cấm. Trẻ thường được ăn không đúng giờ, đúng bữa, thực đơn không được đầu tư như những ngày bình thường… dẫn đến bị rối loạn tiêu hoá, ảnh hưởng lớn tới sức khoẻ.
Tết đến xuân về là dịp các thành viên trong gia đình được sum vầy, sửa sang, trang trí nhà cửa sau một năm nhiều thăng trầm. Chính thời điểm này, nhiều trẻ bị rối loạn tiêu hóa dẫn đến đau bụng, táo bón, biếng ăn hoặc tiêu chảy do cha mẹ quá bận bịu, không thể quan tâm đến vấn đề ăn uống, sức khỏe của con trẻ.
Đáng nói, khi trẻ nhỏ bị rối loạn tiêu hóa thường xuyên có thể có một số hệ quả như suy dinh dưỡng, thấp còi, suy giảm hệ miễn dịch, chậm phát triển về trí não và thể chất, dễ mắc các bệnh khác.... Đặc biệt, khi có một hệ tiêu hóa yếu, bé sẽ chán ăn và rối loạn tiêu hóa có thể trở thành căn bệnh mắc lại nhiều lần, khó trị dứt hoàn toàn.
Dấu hiệu trẻ bị rối loạn tiêu hóa
Nôn trớ: Do đường tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện nên khi bị rối loạn tiêu hóa sẽ bị nôn chớ
Táo bón: Cũng bởi hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện nên khi trẻ ăn những thực phẩm khó tiêu hóa như thức ăn cứng, đồ ăn chứa quá nhiều dầu mỡ hay các loại đạm nóng sẽ gây khó tiêu và bị táo bón.
Bánh kẹo, đồ ăn chiên nhiều dầu mỡ trong dịp Tết trở thành "đại kỵ" đối với trẻ nhỏ
Đi ngoài phân sống: Trẻ sẽ bị mất cân bằng giữa lợi khuẩn và hại khuẩn trong đường ruột khi rối loạn tiêu hoá. Có nghĩa là, vi khuẩn có lợi giảm đi còn hại khuẩn lại tăng lên. Từ đó, trẻ sẽ gặp phải các triệu chứng như đầy bụng, đi ngoài phân lỏng, sống phân, phân có kèm chất nhầy,…
Cách điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em
Khi thấy trẻ có dấu hiệu hoặc các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, cha mẹ cần đưa con đến ngay các cơ sở y tế để các bác sĩ chuyên khoa xem xét, đưa ra chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh.
Nhiều bậc phụ huynh có thói quen tự cho con uống các loại kháng sinh hoặc tiêu chảy mà không thông qua ý kiến của bác sỹ. Việc này vô tình có thể khiến bệnh của bé nghiêm trọng hơn, không đào thải được hoàn toàn độc tố ra ngoài, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé sau này.
Bên cạnh đó, cha mẹ cần cung cấp các thực phẩm sau cho trẻ rối loạn tiêu hoá: Đảm bảo các nhóm dinh dưỡng chất đạm, đường bột, chất béo, chất xơ, chất khoáng vitamin; đảm bảo thực phẩm sạch, an toàn vệ sinh, chế biến và bảo quản đúng cách để vừa không làm mất đi giá trị dinh dưỡng của thực phẩm vừa tốt cho sức tiêu hóa của trẻ; chế biến kĩ giúp trẻ dễ tiêu hơn, mềm, dễ ăn; đảm bảo trẻ uống được uống nhiều nước, bổ sung dung dịch bù nước; chia nhỏ bữa ăn để bé không bị ngán và cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa.
Để các bé ăn uống khoa học là cách bảo vệ hệ tiêu hóa của trẻ em
Cách phòng ngừa rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ
Ngày Tết, cha mẹ nên hạn chế để trẻ ăn những đồ ăn vặt nhiều dầu mỡ, cố gắng tự nấu cho trẻ những đồ ăn nóng sốt, sạch sẽ, đủ chất…
Hướng dẫn trẻ cách rửa tay kỹ bằng xà phòng trước khi ăn cũng như là cách ăn uống điều độ, đúng giờ.
Nên cho trẻ uống thuốc tẩy giun sán định kỳ 6 tháng/lần; giữ vệ sinh cho trẻ khi chơi đùa để phòng tránh nguy cơ nhiễm giun sán. Cha mẹ cũng nên vệ sinh đồ chơi của con 2 tuần/lần, không cho trẻ đưa đồ chơi vào miệng để tránh vi khuẩn gây bệnh xâm nhập.
Nguồn tham khảo: Bệnh viện Đa khoa Hà Nội