Tại sao thung lũng Silicon lại khiếp sợ Donald Trump đến thế?

28/07/2016 09:19 AM | Xã hội

Sau nhiều lần đụng chạm đến giới công nghệ trong chiến dịch tranh cử của mình, vừa qua Donald Trump đã bị hơn 140 nhà lãnh đạo công ty công nghệ ký tên vào một bức thư mở để phản đối ông trở thành Tổng thống Mỹ.

Mặc dù được Peter Thiel – tỷ phú đồng sáng lập PayPal hết lời ca tụng nhưng Donald Trump vẫn phải chịu sự ghẻ lạnh từ cộng đồng thung lũng Silicon . Những người làm công nghệ ở đây coi ông là “mối đe dọa cho sự sáng tạo”.

Hơn 140 nhà lãnh đạo doanh nghiệp đã ký vào một bức thư mở để phản đối ông Trump và tuyên bố ông là “mối đe dọa cho sự sáng tạo”.

Trong bức thư chỉ trích, rất nhiều CEO tại thung lũng Silicon, nhà đầu tư và nhiều nhân vật “sừng sỏ” trong ngành công nghệ như đồng sáng lập Steve Wozniak đã phê bình gay gắt vị ứng cử viên Tổng thống. Trong bức thư có viết: “Tầm nhìn của ông ta đi ngược lại những ý tưởng hội nhập, tự do di chuyển lao động và gắn kết sản xuất với thế giới bên ngoài - những điều không những giúp cung cấp một nền tảng vững trãi để sáng tạo và tăng trưởng mà còn rất quan trọng đối với nền kinh tế”.

Rất khó để tìm được ai khác ngoài đồng sáng lập PayPal - Peter Thiel công khai ủng hộ Donald Trump tại thung lũng Silicon.

Trong suốt cuộc nói chuyện tại Hội nghị Đảng Cộng hòa, Thiel cho biết Trump là ứng viên duy nhất thành thật với thực tế rằng nền kinh tế Mỹ đang đi xuống.

Người duy nhất ủng hộ Donald Trump ở thung lũng Silicon - Peter Thiel. Ảnh: Joe Raedle/Getty.
Người duy nhất ủng hộ Donald Trump ở thung lũng Silicon - Peter Thiel. Ảnh: Joe Raedle/Getty.

CEO Intel Brian Krzanich được yêu cầu tổ chức cho ông Trump một bữa tối tại nhà riêng của của mình nhưng lại bị hủy trong phút chót vì nó đã trở thành một buổi “kêu gọi vốn”.

Không dễ để biết nhân vật công nghệ “sừng sỏ” nào ủng hộ ông Trump vì ngoài những người phản đối thì còn có một số người ủng hộ bí mật.

Donald Trump chưa bao giờ đem đến cho ngành công nghệ một ưu đãi đặc biệt, trong khi những ứng cử viên khác đang cố gắng “tán tỉnh” những ông trùm công nghệ để nhận được nguồn hỗ trợ.

Dù biết rằng ông Trump vẫn chưa có một chương trình nghị sự rõ ràng nào về công nghệ, những người trong ngành đã phải cố gắng phán xét từng lời nói của ông để dự đoán về tương lai nếu ông được ngồi vào ghế Tổng thống. Tuy nhiên, đó không phải là điều dễ dàng.

Donald Trump từng nói rằng máy tính là một cái “túi hổ lốn” và chúng ta nên “cai nghiện” Internet.

Trump hiếm khi email và cũng không rõ ông sử dụng máy tính bao nhiêu giờ trong ngày, dù ông rất “chăm chỉ” đăng tải trạng thái trên Twitter. Sau vụ Sony bị hack năm 2014, Trump cho biết: “Mạng Internet và kỷ nguyên máy tính là một cái ‘túi hổ lốn’. Đôi khi nó khiến cuộc sống trở nên dễ dàng nhưng nhiều lúc lại phức tạp hóa vấn đề” và ông cho rằng để đối phó với các vụ tấn công mạng như Sony hack năm 2014, chúng ta phải cai Internet và máy tính.

Trump đã từng thề sẽ yêu cầu hãng Apple sản xuất iPhone tại Mỹ nếu ông lên làm Tổng thống.

Tôi sẽ đưa việc làm tại Mỹ tăng trưởng trở lại”. Trump nói hồi tháng 3. “Tôi cũng sẽ khiến Apple phải sản xuất máy tính và iPhone tại quê nhà chứ không phải Trung Quốc”.

Không rõ là Trump sẽ làm thế nào để ép Apple đưa hoạt động sản xuất trở về Mỹ, nhưng nhiều chuyên gia cho rằng kế hoạch này chắc chắn sẽ đem lại nhiều bất lợi cả về mặt kinh tế lẫn hậu vận cho Apple.

Khẩu chiến với ông chủ Amazon Jeff Bezos.

Vào hồi tháng 12/2015, Donald Trump đã có cuộc “khẩu chiến” với Jeff Bezos, nhà sáng lập và CEO của hãng thương mại điện tử Amazon, khi cho rằng Amazon là “một công ty không có lợi nhuận”. Đáp trả lại chỉ trích của Donald Trump, Jeff Bezos đã gọi Donald Trump là “rác rưởi” và muốn tống khứ vị ứng viên Tổng thống này lên vũ trụ.

Trump cũng buộc tội vị CEO Amazon đã sử dụng tờ Washington Post (năm 2013, tỷ phú Jeff Bezos chi 250 triệu USD mua lại WP với tư cách cá nhân) để tạo ảnh hưởng chính trị và do đó Amazon sẽ không phải chịu thuế cao.

Theo Anh Sa

Cùng chuyên mục
XEM