Tại sao nhân viên xuất sắc nhất chưa chắc sẽ trở thành nhà quản lý tốt nhất?
Cứ trong 4 người được thăng chức lên vị trí lãnh đạo vì thành tích làm việc nổi bật, sẽ có 1 người trong số họ không thành công ở vị trí mới.
Khi một công ty cần người quản lý cho một team, các lãnh đạo cấp cao thường nhắm đến những thành viên làm việc hiệu quả nhất trong team đó. Một số trong những ngôi sao này sẽ thành công trong vai trò mới là người quản lý; nhưng nhiều người khác thì không.
Dựa trên sự phân tích trên 7000 nhân viên của Jack Zenger và Joseph Folkman – 2 chuyên gia về phát triển lãnh đạo và là tác giả trên Harvard Business Review, những nhân viên hiệu quả có những đặc điểm sau: biết đặt mục tiêu hợp lý, làm việc nhất quán, có kiến thức và kỹ năng chuyên môn, chú trọng vào thành quả công việc, biết dự đoán và giải quyết vấn đề, chủ động và hợp tác.
Những năng lực này đều xoay quanh kỹ năng cá nhân và sự hiệu quả cá nhân. Đó là những kỹ năng quý giá và khiến con người làm việc năng suất hơn, nhưng trừ năng lực cuối cùng (hợp tác), tất cả tập trung vào cá nhân hơn là cả đội ngũ. Còn những kỹ năng lãnh đạo, theo kết quả khảo sát, lại tập trung vào người khác nhiều hơn:
- Cởi mở với những phản hồi và sự thay đổi cá nhân. Một kỹ năng cho những người quản lý mới là sự sẵn sàng tìm kiếm phản hồi từ những người khác và thay đổi. Họ luôn khám phá bản thân, luôn trên một hành trình phấn đấu không ngừng nghỉ để trở nên tốt hơn.
- Hỗ trợ sự phát triển của những người khác. Tất cả những người lãnh đạo, dù họ là người giám sát hay quản lý, thì đều cần quan tâm đến việc phát triển người khác. Trong khi những nhân viên có thể tập trung vào quá trình phát triển của chỉ riêng họ, những nhà quản lý tuyệt vời lại tự hào về sự tiến bộ của những người khác. Họ biết cách tạo nên những phản hồi giúp người khác thay đổi.
- Cởi mở với sự đổi mới. Nhân viên "năng suất" thường tìm ra một quy trình làm việc phù hợp, và họ phấn đấu để thực hiện quá trình đó ngày càng nhanh nhất có thể. Những người lãnh đạo, mặt khác, hiểu sự đổi mới thường không diễn ra tuần tự hay tuyệt đối nhanh chóng. Một người lãnh đạo truyền cảm hứng thường cởi mở với sự sáng tạo và hiểu rằng điều này cần thời gian.
- Giao tiếp tốt. Một trong những kỹ năng quan trọng nhất dành cho người quản lý là khả năng trình bày ý tưởng theo một cách truyền cảm hứng. Một phần của khả năng giao tiếp là bắt buộc đối với những cá nhân làm việc hiệu quả, nhưng giao tiếp không phải năng lực cốt lõi trong sự hiệu quả đó.
- Có interpersonal skill tốt. Đây là điều bắt buộc đối với những nhà quản lý thành công. Thông minh cảm xúc đã được xem là một kĩ năng lãnh đạo quan trọng. Mặc dù những cá nhân làm việc hiệu quả cao thường không phải người cô độc, khép kín… nhưng làm việc hiệu quả cao thường không yêu cầu một người có interpersonal skill tuyệt vời.
- Hỗ trợ cho sự thay đổi của công ty. Trong khi những cá nhân làm việc năng suất cao có thể tương đối tập trung vào bản thân, những người lãnh đạo và quản lý phải đặt tổ chức lên trên.
Những kỹ năng lãnh đạo, theo kết quả khảo sát, lại tập trung vào người khác nhiều hơn
Khi các chuyên gia của Harvard Business Review phân tích những kết quả khảo sát, họ nhận thấy rằng nhiều cá nhân xuất sắc thường yếu về những kỹ năng trên. Nói rõ hơn, những kỹ năng này không tương quan ngược, chỉ là không đi liền với chuyện làm việc hiệu quả. Vẫn có những cá nhân làm việc hiệu quả sở hữu những phẩm chất trên.
Nhưng điều này giúp giải thích tại sao một vài người làm việc hiệu quả tiếp tục trở thành những nhà quản lý thành công và tại sao những người khác thì không. Trong khi những người lãnh đạo tốt nhất là những người làm việc năng suất, những người làm việc năng suất thường không luôn luôn hứng thú với việc quản lý người khác.
Gần một phần tư (23%) những người lãnh đạo có năng suất cao nhất nằm trong top 1/4 những người yếu nhất về 6 kỹ năng lãnh đạo kể trên. Vì thế, cứ trong 4 người được thăng chức lên vị trí lãnh đạo vì thành tích làm việc nổi bật, sẽ có 1 người trong số họ không thành công ở vị trí mới.
Những nhà quản lý cần nhận thức được rằng những kỹ năng khiến một cá nhân làm việc hiệu quả là không đủ để giúp họ trở thành những nhà quản lý hiệu quả. Trên thực tế, thời gian tốt nhất để một cá nhân học những kỹ năng lãnh đạo là khi họ vẫn ở vị trí của một nhân viên.
"Thời gian tốt nhất để một cá nhân học những kỹ năng lãnh đạo là khi họ vẫn ở vị trí của một nhân viên."
Một vài tổ chức đang rất chuyên nghiệp trong việc biến những cá nhân xuất sắc thành những nhà quản lý thành công. Những công ty này có xu hướng chủ động phát triển những kỹ năng quản lý, đào tạo các cá nhân xuất sắc trước khi họ được thăng chức.
Tại sao cần bắt đầu sớm? Vì sau cùng, phần đông những người trở thành một nhà quản lý thất bại vốn không tệ về những kỹ năng kể trên, và những người đề bạt họ tin rằng những kỹ năng trên có thể phát triển thêm một khi họ ở vị trí quản lý. Vấn đề là việc phát triển năng lực lãnh đạo đòi hỏi thời gian và sự nỗ lực, trong khi các tổ chức thì thường muốn nhìn thấy những kết quả tức thì.
Những nhà quản lý mới thường bị quá tải với những nhiệm vụ mới và thường phụ thuộc và những kỹ năng đã giúp họ thành công ở vị trí nhân viên, thay vì những kỹ năng cần thiết để quản lý người khác. Thời điểm để những cá nhân có thể phát triển những kỹ năng này là trước khi họ được thăng chức, không phải là sau đó.
Điều này là một tiếng chuông cảnh báo đến nhiều công ty, rằng cần phát triển năng lực lãnh đạo trước khi ai đó được thăng chức từ nhân viên lên quản lý. Không có lý do gì để chờ đợi, vì sau cùng, khi một cá nhân được đào tạo những kỹ năng lãnh đạo, họ cũng sẽ trở nên hiệu quả hơn. Thời gian và tiền bạc đầu tư vào việc phát triển khả năng lãnh đạo cho những cá nhân này sẽ giúp cho chính những cá nhân được thăng chức và cả tổ chức.
Tóm lại: Cần bắt đầu phát triển lãnh đạo sớm hơn. Để khi những cá nhân xuất sắc được thăng chức, công ty có thể an tâm rằng sẽ trở thành những nhà quản lý tốt nhất.