Sự sống và cái chết bên trong "Tử Cấm Thành" của Apple - nơi những chiếc iPhone "máu" ra đời

16/10/2017 13:47 PM | Công nghệ

Trong cuốn sách mới The One Device: The Secret History of the iPhone, Brian Merchant đã tiết lộ cách anh đột nhập được vào nhà máy Foxconn ở Long Hoa, nơi những chiếc iPhone ra đời và cũng là nơi nhiều vụ tử tự của công nhân được ghi nhận.

Hiện nay, iPhone đang được sản xuất tại nhiều nhà máy khác nhau tại Trung Quốc, tuy nhiên, trong nhiều năm, khi chiếc điện thoại này trở thành một trong những sản phẩm bán chạy nhất thế giới, iPhone phần lớn được lắp ráp tại nhà máy Foxconn với diện tích 1,4 dặm vuông tọa lạc ngay vùng ngoại ô Thâm Quyến.

Nơi đây từng là "nhà" của hơn 450.000 công nhân viên. Ở thời điểm hiện tại, con số này được cho là thấp hơn rất nhiều, tuy nhiên xét về quy mô thì nó vẫn thuộc hàng lớn nhất thế giới. Nếu bạn từng nghe đến cái tên Foxconn, nhiều khả năng bạn cũng đã từng biết về những vụ tự tử tại đây. Năm 2010, công nhân dây chuyền lắp ráp tại Long Hoa bắt đầu tự tử. Nhiều công nhân lần lượt nhảy xuống từ những tòa nhà kí túc, đôi khi ngay giữa ban ngày, trước sự chứng kiến của nhiều người để phản đối điều kiện làm việc.

Chỉ tính riêng trong năm 2010, 18 vụ tự tử đã được ghi nhận với 14 người thiệt mạng. 20 công nhân khác cũng được cho là đã tự tử nhưng không được công bố công khai.

"Bệnh dịch" này nhanh chóng thu hút được sự quan tâm của truyền thông. Nhiều bức thư để lại của những nạn nhân và những người sống sót đã kể về những ngày làm việc dài và đầy căng thẳng cùng quản lý hà khắc luôn thích lăng mạ công nhân khi mắc lỗi và áp dụng những hình phạt thiếu công bằng trong khi đó không giữ lời hứa về phúc lợi.


Một người đang hướng dẫn những người tìm việc xếp hàng trong một buổi tuyển dụng của trung tâm tuyển dụng Foxconn ở Thâm Quyến

Một người đang hướng dẫn những người tìm việc xếp hàng trong một buổi tuyển dụng của trung tâm tuyển dụng Foxconn ở Thâm Quyến

Vụ việc khi đó trầm trọng đến mức CEO Foxconn, ông Terry Gou đã phải cho giăng những chiếc lướt rất lớn xung quanh nhiều tòa nhà. Foxconn cũng thuê nhiều cố vấn liên quan trong khi đó nhân việc bị buộc phải ký vào văn bản khẳng định rằng họ sẽ không tự tử.

Về phần mình, Steve Jobs, khẳng định: "Chúng tôi đã giải quyết xong vấn đề" - khi được hỏi về những cái chết ở Foxconn. Steve Jobs cũng chỉ rõ rằng tỉ lệ tự tử ở Foxconn vẫn nằm dưới tỷ lệ trung bình của quốc gia. Lúc đó, nhiều người lên tiếng chỉ trích phát ngôn này của Steve Jobs và cho rằng nó thiếu trách nhiệm mặc dù theo lý thuyết thì CEO Apple không sai.

Lái xe đưa chúng tôi đến trước nhà máy, biển hiệu với chữ Foxconn màu xanh bên cạnh lối vào báo hiệu chúng tôi đã tới nơi. Bảo vệ dành cho chúng tôi ánh mắt nửa dò xét, nửa chán chường. Người đồng hành cùng tôi là một nhà báo đến từ Thượng Hải có tên Wang Yang, và chúng tôi quyết định đi dọc hành lang, trò chuyện với công nhân để xem có cách nào vào được bên trong không.

Những người chúng tôi gặp đầu tiên lại là những cựu công nhân Foxconn.

"Đây không phải một nơi tốt đẹp gì cho con người", một thanh niên trẻ tên Xu nói. Anh từng làm việc tại Long Hoa khoảng một năm và nghỉ việc khoảng 2 tháng trước đó khi điều kiện bên trong tồi tệ cực điểm.

"Kể từ khi được truyền thông quan tâm thì cũng chẳng có cải thiện nào cả", Xu nói thêm. Công việc ở đây có áp lực cực kì lớn và đồng nghiệp của anh thường xuyên phải làm những ca kéo dài cả 12 giờ. Quản lý trong khi đó cực kì khắc nghiệt và sẵn sàng mắng mỏ công nhận công khai vì làm việc chậm chạp chẳng hạn.

Bạn của Xu, người từng làm việc tại Foxconn hai năm, thì cho biết anh được hứa trả lương gấp đôi cho việc làm thêm giờ nhưng thực tế vẫn chỉ nhận được chế độ thông thường. Họ đã vẽ lên một bức tranh ảm đạm về môi trường làm việc đầy áp lực nơi bóc lột là chuyện thường ngày và sự u uất dẫn đến tự tử là chuyện bình thường.

"Foxconn chẳng còn là Foxconn nếu người ta không chết", Xu nói. "Hàng năm, người ta lại tự tử. Họ coi nó là chuyện bình thường".


Một công nhân Foxconn bên trong phòng kí túc của nhà máy. Mỗi căn phòng này có 8 người ở

Một công nhân Foxconn bên trong phòng kí túc của nhà máy. Mỗi căn phòng này có 8 người ở

Trong một vài chuyến thăm các nhà máy lắp ráp iPhone tại Thâm Quyến hay Thượng Hải, chúng tôi cũng phỏng vấn hàng chục công nhân như vậy. Thành thực mà nói để có một hình dung toàn cảnh về đời sống bên trong Foxconn sẽ cần rất nhiều nỗ lực và cần sự tham gia phỏng vấn của hàng nghìn nhân viên.

Một số người nhận thấy công việc chấp nhận được, một số khác lên tiếng chỉ trích, một số thì được trải nghiệm sự u uất mà Foxconn vốn nổi tiếng trong khi đó một số khác thì kiếm việc làm để tìm bạn gái. Hầu hết công nhân đều biết đến điều kiện làm việc nghèo nàn trước khi vào làm việc nhưng họ dường như không quan tâm bởi họ quá cần việc làm.

Lực lượng công nhân tại Foxconn khá trẻ và tỷ lệ nghỉ việc cao. "Hầu hết công nhân chỉ làm việc một năm". Có lẽ đây là kết quả của tốc độ làm việc gấp gáp, vất vả và văn hóa quản lý hà khắc.

iPhone là một sản phẩm có độ phức tạp cao và để hoàn thiện một chiếc máy chuẩn xác cần sự tham gia của hàng trăm người vào quá trình lắp ráp, kiểm tra, thử nghiệm và đóng gói. Một công nhân nói 1.700 chiếc iPhone qua tay cô mỗi ngày và cô chịu trách nhiệm đánh bóng màn hình. Tính sơ sơ, điều này có nghĩa là mỗi phút cô phải đánh bóng được ba màn hình trong 12 giờ liên tục mỗi ngày.

Các công việc cần sự tỉ mỉ cao như cố định bảng mạnh hay lắp ráp mặy lưng thì có tốc độ chậm hơn. Mỗi phút một chiếc iPhone cần được hoàn thành, tương đương khoảng 600 đến 700 máy một ngày. Làm chậm hay làm sai đều bị giám sát khiển trách công khai. Công nhân được yêu cầu giữ trật tự và thậm chí đi vệ sinh cũng phải xin phép giám sát.


Công nhân ăn trưa tại một nhà ăn ở nhà máy Foxconn Long Hoa

Công nhân ăn trưa tại một nhà ăn ở nhà máy Foxconn Long Hoa

"Foxconn là một cái bẫy bởi nó đã lừa rất nhiều người", Xu nói. Nhà máy hứa hẹn với nhân viên về chỗ ở miễn phí nhưng họ lại phải trả hóa đơn điện, nước cao ngất. Hiện tại, mỗi phòng kí túc có 8 nhân viên sinh hoạt nhưng con số này từng lên tới 12.

Foxconn cũng được cho là trốn tránh nghĩa vụ bảo hiểm xã hội và thường xuyên không hoặc chậm trả các khoản thu nhập thêm cho công nhân. Nhiều công nhân cũng phải kí những hợp đồng lao động với điều khoản phạt rất cao nếu nghỉ việc trước khi ba tháng thử việc kết thúc.

Trên hết, công việc ở đây rất độc ác. "Bạn phải có thần kinh thép", Xu nói nếu không bạn sẽ bị chửi rủa trước mặt đồng nghiệp. "Khi quản lý xuống kiểm tra công việc, nếu thấy vấn đề họ không mắng bạn ngay. Họ sẽ khiển trách bạn sau đó trước mặt tất cả mọi người trong cuộc họp. Điều này thật sự mang tính xúc phạm nhân viên. Phạt ai đó để làm gương cho người khác. Việc này đã được lập trình sẵn", anh nói thêm.

Trong một số trường hợp nhất định, nếu quản lý quyết định một công nhân đã mắc lỗi gây thiệt hại lớn, anh ta sẽ phải xin lỗi một cách chính thống hơn. "Họ phải đọc thư xin lỗi to, kiểu ‘Tôi hứa sẽ không mắc lỗi này nữa,’ trước mặt tất cả mọi người".

Sự u uất rõ ràng là kết quả của áp lực cao, sự lo lắng và cả sự xúc phạm. Xu cho biết có một vụ tự tử vừa diễn ra vào tháng trước mà anh tận mắt chứng kiến. Nạn nhân là một sinh viên làm việc cho dây chuyền lắp ráp iPhone. "Một người mà tôi biết, cũng gặp vài lần trong căng tin", anh chia sẻ. Sau khi bị quản lý mắng, công nhân này đã cãi lại. Foxconn đã gọi cảnh sát mặc dù anh ta không gây gổ, chỉ đơn thuần là tức giận và lớn tiếng mà thôi.

"Anh ta đã không thể vượt qua điều này", Xu nói. Ba ngày sau, thanh niên trẻ tự tử từ một cú nhảy từ cửa sổ tầng chín một tòa nhà.


‘Không phải một nơi tốt đẹp cho con người

‘Không phải một nơi tốt đẹp cho con người"

Vậy tại sao truyền thông không nhắc đến vụ này? Tôi hỏi. Xu và bạn nhìn nhau rồi nhún vai. "Ở đây, nếu ai đó chết, chỉ một ngày sau thôi việc này cũng như thể không xảy ra vậy. Họ quên ngay thôi".

"Chúng tôi đã điều tra mọi thứ tại những công ty đó", Steve Jobs nói sau khi thông tin về những vụ tử tự vỡ nở. "Foxconn không phải một nơi làm việc tồi tệ. Nó là một nhà máy – và trời ơi, họ còn có cả nhà hàng và rạp chiếu phim nữa… nhưng nó là một nhà máy. Có một vài vụ tự tử và cố gắng tự tử ở đấy - và họ có tới 400.000 nhân công. Tỷ lệ còn thấp hơn tỉ lệ ở Mỹ, dù vậy nó cũng là một vấn đề". CEO Apple Tim Cook từng tới thăm Long Hoa vào năm 2011 và được cho là đã gặp mặt các chuyên gia chống tự tử và quản lý cao cấp để bàn thảo về vấn đề.

Năm 2012, 150 công nhân đã tụ tập trên mái nhà và đe dọa nhảy xuống. Họ được hứa hẹn những thay đổi nhưng không trở thành hiệu tực và dùng cách đe dọa tự tử là một công cụ để đàm phán. Năm 2016, một nhóm nhỏ hơn cũng làm điều tương tự. Vài tháng trước cuộc phỏng vấn với Xu, bảy hoặc tám người cũng trèo lên mái nhà, dọa nhảy xuống trừ khi họ được nhận đủ những đồng lương đang đã bị quá hạn.

Khi được hỏi về Apple và iPhone, Xu nói: "Chúng tôi không đổ lỗi cho Apple. Chúng tôi đổ lỗi cho Foxconn". Khi tôi hỏi nếu mọi thứ được cải thiện, liệu họ có làm việc tại Foxconn nữa không thì câu trả lời khá thẳng thắn. "Anh chẳng thay đổi được gì đâu. Nó chẳng bao giờ thay đổi cả".

Wang và tôi tiến vào sảnh chính. Sau khi đi lòng vòng 20 phút, chúng tôi đến một lối đi khác và một điểm kiểm tra an ninh khác. Lúc này, tôi cần dùng nhà vệ sinh và nó mang đến cho tôi một ý tưởng.


Một người phản đối mặc trang phục công nhân bên ngoài một cửa hàng bán lẻ của Apple ở Hong Kong vào tháng 5, 2011

Một người phản đối mặc trang phục công nhân bên ngoài một cửa hàng bán lẻ của Apple ở Hong Kong vào tháng 5, 2011

Gần đó có một nhà vệ sinh cùng một chốt an ninh bên cạnh. Có một bảo vệ đang trực với khuôn mặt chán chường. Wang hỏi một điều gì đó bằng tiếng Trung. Bảo vệ lắc đầu và nhìn tôi. Vẻ mặt tôi căng thẳng thật sự. Wang hỏi lại – anh ta phân vân một chút và vẫn nói không.

"Chúng tôi sẽ quay lại ngay", Wang khẳng định và giờ thì chúng tôi bắt đầu làm anh bảo vệ cảm giác khó chịu. Anh ta dường như không muốn dính vào chuyện này. Quay lại ngay đấy, anh ta nói. Và dĩ nhiên, chúng tôi đã không làm vậy. Theo những gì tôi biết, không một phóng viên Mỹ nào được vào bên trong Foxconn mà chưa có sự cho phép hoặc hướng dẫn viên. Và thường thì bạn chỉ được đến xem những nơi mà tình hình có vẻ ổn mà thôi.

Điều bất ngờ nhất bên cạnh kích thước rộng lớn khiến chúng tôi mất gần một giờ mới đi hết nhà máy là sự khác biệt đáng kinh ngạc giữa những khu vực với nhau. Mọi thứ như thể một thành phố vậy. Ở phần "ngoại ô" (hãy gọi như thế đi) là những hóa chất bừa bãi, cơ sở tồi tàn và điều kiện làm việc ít được quản lý. Đi sâu vào bên trong "trung tâm thành phố", mọi thứ có vẻ khá hơn.

Đi càng sâu, càng có nhiều người và chúng tôi dường như ít bị để ý hơn. Nhà máy rất lớn với an ninh tối đa, đồng nghĩa với việc nếu bạn lọt vào bên trong thì có nghĩa là bạn được phép làm điều đó. Không ai quan tâm đến chúng tôi cả. Chúng tôi tìm đường đến khu nhà máy G2, nơi những chiếc iPhone được cho là được lắp ráp. Chúng tôi thấy rất nhiều tòa nhà, C16 rồi E7… với rất nhiều công nhân.

Cuối cùng, chúng tôi cũng đến được tòa nhà G2. Nó trông không khác gì những tòa nhà máy khác. Mọi thứ khá vắng lặng. Cửa mở, vì thế chúng tôi bước vào. Phía bên trái là một lối vào lớn và khá tối. Chúng tôi đang định bước theo lối này thì có ai đó gọi. Một quản lý đang bước xuống cầu thanh và hỏi chúng tôi đang làm gì ở đây. Wang nói điều gì đó về một cuộc họp và người đàn ông có vẻ khá phân vân. Và sau đó ông cho chúng tôi xem hệ thống theo dõi máy tính ông dùng để giám sát quá trình sản xuất. Ông nói hiện không có ca làm nào.

Không có bóng dáng một chiếc iPhone nào. Chúng tôi tiếp tục đi. Bên ngoài tòa nhà G3, có rất nhiều thiết bị màu đen được bọc ni lông nằm ở một khu vực như thể là nơi xếp hàng. Chúng cũng không phải là iPhone và hình như là Apple TV. Nếu đây đúng là nơi iPhone và Apple TV được lắp ráp thì thành thực mà nói chẳng có gì hay ho để dành nhiều ngày dài ở đây, từ khi bạn thích nhưng khối bê tông ẩm thấp và bụi bặm.

Bên trái, chúng tôi thấy nhiều tổ hợp nhà như thể là khu kí túc. Càng đến gần khu vực này càng có nhiều người. Những thanh niên tầm tuổi đại học đang tụ tập, hút thuốc bên cạnh những chiếc bàn nhỏ. Những chiếc lưới đỡ người vẫn ở đây. Chúng làm tôi nhớ đến những gì Xu nói: "Những tấm lưới này vô ích. Nếu ai đó muốn tự tử, họ sẽ làm thôi".

Huyền My

Cùng chuyên mục
XEM