Vì sao Đức Phật và Chúa Giê-su đều sống rất khiêm nhường?

28/12/2015 19:40 PM | Sống

Khiêm tốn là một từ khó định nghĩa, nhưng thậm chí khó khăn hơn khi thực hiện. Tuy nhiên đó lại là đức tính của một người khôn ngoan.

Vì sao Đức Phật, Chúa Giê-su, Gandhi, ngay cả Albert Einstein – đều là những người đã sống rất khiêm nhường?

Khiêm tốn là một từ khó định nghĩa, nhưng thậm chí khó khăn hơn khi thực hiện. Tuy nhiên đó lại là đức tính của một người khôn ngoan.

Vậy chính xác khiêm nhường là gì?

Một số người cho rằng khiêm nhường là đánh giá người khác cao hơn mình.

Một số khác lại cho rằng đó là việc ít nghĩ về mình hơn. Hay có ý kiến cho rằng nó đơn giản là tỏ ra khiêm tốn.

Vậy tại sao khiêm nhường lại là khởi đầu của sự khôn ngoan?

Bởi những lý do sau đây:

1. Người khôn ngoan là người biết mình biết ta

Nhà bác học vĩ đại Albert Einstein thừa nhận rằng, bạn càng biết nhiều thì càng nên tỏ ra khiêm tốn.

Còn nhà hiền triết Socrates – bậc thầy về truy vấn đã nói "Sự khôn ngoan đúng nghĩa là biết rằng bạn chẳng biết gì cả.”

Tại sao vậy?

Bởi khi bạn nghĩ rằng mình không biết gì, bạn mới tò mò tìm hiểu và như vậy bạn có thêm kiến thức.

Với kiến thức có được, bạn có thể áp dụng vào cuộc sống. Đó chính là sự khôn ngoan – biết làm gì để tạo ra cuộc sống mà chúng ta muốn cho bản thân và gia đình. Dần dần bắt đầu hình thành một thói quen học tập.

2. Khiêm nhường giúp bạn ít để tâm hơn về việc ai là đúng hay sai

Dù được chứng minh là sai, bạn cũng cảm thấy không sao bởi vì đó là một cơ hội để học hỏi. Có nhiều bài học từ thất bại.

Đôi khi bạn sử dụng trí tuệ của mình để chiến thắng, đôi khi không. Khiêm nhường dạy cho bạn không quan tâm đến những người chiến thắng.

3. Khiêm nhường giúp bạn hiểu rằng bạn, và tất cả mọi thứ xung quanh bạn, luôn luôn có thể cải thiện

Đôi khi phải “ngã” thật đau, hay có một bài học xương máu mới hiểu rõ cần phải khiêm nhường. Dù khó khăn nhưng rõ ràng đó là bài học quý giá.

Khiêm tốn sẽ giúp bạn “loại bỏ” cái sĩ diện “hão” của bản thân, cho bạn thấy rằng bạn không biết nhiều. Nhưng, sau đó bạn sẽ trở nên cởi mở hơn khi học hỏi. Ngoài ra, bạn còn nhờ đó mà cải thiện được tính cách của mình.

Thậm chí nếu bạn không nhờ đó mà thay đổi, khiêm tốn vẫn giúp bạn thành thật với chính mình, đủ để nói, "Tôi không biết nhiều như tôi nghĩ. Tôi cần phải tìm hiểu thêm kiến thức để hoàn thiện bản thân.”

4. Khiêm nhường giúp bạn đối xử với mọi người theo cách mà họ xứng đáng

"Tình yêu nào lớn hơn thế này, có ai đó hy sinh mạng sống mình vì bạn hữu của mình." - Chúa Giêsu

"Câu hỏi dai dẳng nhất và cấp bách của cuộc sống là," Bạn đang làm gì cho những người khác? '"- Tiến sĩ Martin Luther King, Jr.

Thật khó để ưu tiên người khác hơn bản thân mình nhưng khi bạn hạ mình xuống và nâng người khác lên, bạn có thể thấy được giá trị thực sự của những người khác. Điều này tạo ra sự tin tưởng, và tin tưởng là nền tảng cho một xã hội gắn kết, hòa bình và hạnh phúc. Đó là một trách nhiệm lớn.

Vì vậy, mỗi khi chúng ta đối xử với mọi người bằng tình yêu và sự tôn trọng, chúng ta đang tái tạo thế giới cho tốt hơn. Và đó thật tuyệt vời.

5. Khiêm nhường cung cấp cho bạn vũ khí tốt nhất để đạt được thành công

“Chúng ta có thể đến gần nhất với điều tuyệt vời khi chúng ta khiêm tốn” - Rabindranath Tagore

Khiêm nhường cho bạn thấy rằng con đường bạn đang đi có thể không phải là cách tốt nhất để thành công.

Khiêm nhường tạo ra sự tự tin, bởi vì bạn thành thật với chính mình về những gì bạn thực sự có thể làm tốt. Và điều đó dẫn lối cho sự tự tin.

Khiêm nhường còn giúp bạn tạo ảnh hưởng với người khác. Bạn trở thành người mà mọi người muốn nghe và làm theo. Và đó là lúc bạn đã thành công.

"Khiêm tốn là nền tảng vững chắc của tất cả các nhân đức." - Khổng Tử

Khi bạn trung thực với bản thân, bạn sẽ thấy được điểm yếu, điểm mạnh của mình và cách làm thế nào họ có thể cải thiện và phát triển bản thân.

Bạn sẽ thấy tính cách nào của bạn mà công việc cần nhất - cho dù đó là sự kiên nhẫn, lòng từ bi hay cái gì khác.

Vì thế hãy luôn tỏ ra khiêm tốn, bạn nhé!

Thụy Dương

Cùng chuyên mục
XEM