Anh: Lượng người hiến xác tăng vọt vì chi phí mai táng quá đắt đỏ

04/02/2016 13:22 PM | Sống

Tại Anh, nhiều người đang lựa chọn cách hiến xác cho các cơ quan nghiên cứu khoa học để tránh phải trả những khoản chi phí tang lễ đắt đỏ.

Một nhà nhân chủng học pháp y hàng đầu tại Anh cho biết, tại Anh nhiều người đang lựa chọn cách hiến xác cho các cơ quan nghiên cứu khoa học để tránh phải trả những khoản chi phí tang lễ đắt đỏ.

Những thi thể được hiến chủ yếu là để nghiên cứu và sử dụng cho đào tạo y tế. Tuy nhiên, không phải lúc nào các cơ quan khoa học cũng có thể nhận thi thể của người hiến vì một số lí do như bệnh tật hay chỉ đơn giản là không còn chỗ để chứa xác chết nữa.

Nhiều tử thi không đủ điều kiện để được sử dụng cũng do cơ thể đã được mổ xẻ trước đó hoặc đã bị cấy ghép nội tạng do ung thư hay gan….

Theo giáo sư Sue Black, Giám đốc Trung tâm Giải phẫu học và nhận dạng con người tại đại học Dundee, Dundee là một trong những vùng có tỷ lệ người nghèo cao nhất tại Scotland nhưng “ thật không bình thường nếu thư ký của chúng tôi cứ liên tục phải trả lời các cuộc gọi liên quan đến chi phí tang lễ”; “Người dân không nên coi việc hiến xác là một sự lựa chọn để gửi gắm tử thi để không phải trả phí mai táng”.

Hiện nay, chi phí trung bình cho một tang lễ tại Anh khoảng 3.702 bảng. Cũng theo điều tra của Uỷ ban Lao động và Hưu trí Anh, chi phí của Hội đồng địa phương cho những “đám tang cho người nghèo” đã tăng gần 30% lên đến 1.7 triệu bảng trong vòng 4 năm qua.

Mỗi năm, chính phủ Anh phải từ chối hơn 20.000 hồ sơ xin hỗ trợ thanh toán chi phí tang lễ như mua quan tài, lễ truy điệu và lễ tang đạo.. Cơ quan mô người HTA cũng chịu áp lực không kém khi phải nhận khoảng 2.000 yêu cầu hiến xác mỗi năm.

Việc tổ chức tang lễ cho người thân qua đời là thể hiện sự tôn trọng, thương tiếc người đã khuất. Đặc biệt đối với một gia đình lao động thì việc mất đi người thân có lẽ là điều tồi tệ nhất có thể xảy ra bởi họ không có điều kiện để tổ chức tang lễ.

Vẫn biết rằng những gia đình phải đi xin hỗ trợ để có được một “đám tang phúc lợi” bị xem như là sự lựa chọn của những người bần cùng, nghèo túng hay đau khổ cùng cực.

Tuy nhiên, ngày nay có vẻ như nhiều gia đình đã lạm dụng lòng tốt và cố tình lợi dụng các kẽ hở chỉ để tiết kiệm vài ngàn Bảng anh mà lẽ ra họ vẫn có thể cố gắng chi trả cho đám tang của người thân.

“Rất nhiều quan chức đã phải thở dài thất vọng khi thấy các gia đình mặc dù đệ đơn xin hỗ trợ “đám tang phúc lợi” và tuyên bố không thể chi trả chi phí tang lễ, nhưng sau đấy lại đặt những vòng hoa tiễn biệt đắt tiền trên mộ người đã khuất”, giáo sư Kate Woodthorpe, nhà Xã hội học tại Bath chia sẻ.

Hoàng Hà

Cùng chuyên mục
XEM