Sở hữu "kho báu" lớn thứ hai thế giới, Việt Nam đang được nhiều "cường quốc" đặt vấn đề hợp tác để khai thác, chế biến tài nguyên này

04/11/2023 09:20 AM | Kinh tế vĩ mô

Nhật Bản mong muốn hợp tác với Việt Nam trong việc khảo sát, khai thác, chế biến đất hiếm, trong khi Mỹ cũng đánh giá Việt Nam có thể và sẽ là một bên tham gia rất quan trọng với tư cách là đối tác bổ sung trong lĩnh vực này.

Sở hữu "kho báu" lớn thứ hai thế giới, Việt Nam đang được nhiều "cường quốc" đặt vấn đề hợp tác để khai thác, chế biến tài nguyên này - Ảnh 1.

Ngày 3/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có buổi tiếp Bộ trưởng Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản Nishimura Yasutoshi đang thăm, làm việc tại Việt Nam vào dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Nhật Bản.

Tại buổi làm việc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị hai bên tiếp tục củng cố sự tin cậy chính trị thông qua các chuyến thăm, tiếp xúc ở cấp cao cũng như cấp bộ, ngành; tăng cường kết nối, hợp tác giữa địa phương, doanh nghiệp; thúc đẩy hợp tác du lịch, giao lưu nhân dân, trong đó Nhật Bản xem xét đơn giản hóa thủ tục cấp visa, hướng tới miễn visa cho người Việt Nam vào Nhật Bản và tạo thuận lợi cho cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản sinh sống, học tập và làm việc.


Với mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Nhật Bản tiếp tục ủng hộ, hỗ trợ Việt Nam thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa; xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả.


Nêu một số lĩnh vực trọng tâm, Người đứng đầu Chính phủ đề nghị Nhật Bản hợp tác, hỗ trợ Việt Nam trong chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo, phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp bán dẫn; khảo sát, khai thác, chế biến, sản xuất các nguyên vật liệu mới; tiếp tục mở cửa cho nông, thủy sản Việt Nam, nhất là hoa quả tươi vào Nhật Bản và đặc biệt là hợp tác, hỗ trợ phát triển ngành công nghệ sinh học, công nghiệp dược, trang thiết bị y tế để nâng cao năng lực bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người dân.


Thủ tướng cũng đề nghị phía Nhật Bản hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm trong xây dựng, hoàn thiện thể chế, đào tạo nguồn nhân lực, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ vốn và nâng cao năng lực quản trị để Việt Nam phát triển các lĩnh vực này.


Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Chính phủ Nhật Bản hỗ trợ Việt Nam trong khảo sát, xây dựng, cung cấp ODA thế hệ mới cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng chiến lược quy mô lớn của Việt Nam như dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam.


Cũng tại buổi làm việc, Bộ trưởng Nishimura Yasutoshi nhấn mạnh Nhật Bản mong muốn hai bên tập trung xây dựng và triển khai các dự án "đầu tàu", là biểu tượng cho hợp tác công nghiệp giữa hai nước, mang tính dẫn dắt trong các lĩnh vực mũi nhọn, các ngành hướng tới tương lai, trong đó có sản xuất chíp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, đổi mới sáng tạo, công nghệ sinh học, công nghiệp dược và chăm sóc sức khỏe, chế biến thủy hải sản…


Nhật Bản mong muốn hợp tác với Việt Nam trong việc khảo sát, khai thác, chế biến đất hiếm và phát triển các ngành công nghiệp liên quan.


Thủ tướng Chính phủ hoan nghênh việc hai bên lập các tổ công tác để thúc đẩy hợp tác; nhấn mạnh cần giao nhiệm vụ cho các bộ, ngành để xây dựng chương trình, kế hoạch, dự án cụ thể để triển khai các thỏa thuận đã đạt được.


Trước đó, tại cuộc họp báo chiều 2/11, Phó Chủ tịch Điều hành kiêm Cao ủy Thương mại Ủy ban châu Âu Valdis Dombrovskis cho biết EU rất mong muốn được hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực đất hiếm.


Cụ thể, ông Valdis Dombrovskis cho rằng để thực hiện chuyển dịch xanh và kinh tế số, cần nhiều đầu vào khác so với kinh tế truyền thống vốn dựa trên nhiên liệu hóa thạch, trong đó có thể kể đến đất hiếm cũng như các nguyên vật liệu mới.


Từ phía Mỹ, Nhà kinh tế trưởng thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ Emily Blanchard cũng cho biết, Mỹ sẵn sàng hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam trong lĩnh vực khai thác đất hiếm, bao gồm việc hỗ trợ tổ chức đấu thầu.


Phía Mỹ cũng đánh giá Việt Nam có thể và sẽ là một bên tham gia rất quan trọng với tư cách là đối tác bổ sung trong lĩnh vực này.


Theo ước tính của Cục Khảo sát địa chất Mỹ, trữ lượng và tài nguyên đất hiếm ở Việt Nam đứng thứ 2 thế giới, đạt khoảng 22 triệu tấn. Từ nay đến 2030, Việt Nam dự kiến khai thác khoảng 2 triệu tấn quặng đất hiếm nguyên khai/năm, theo Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.


Tại buổi làm việc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị hai bên tiếp tục củng cố sự tin cậy chính trị thông qua các chuyến thăm, tiếp xúc ở cấp cao cũng như cấp bộ, ngành; tăng cường kết nối, hợp tác giữa địa phương, doanh nghiệp; thúc đẩy hợp tác du lịch, giao lưu nhân dân, trong đó Nhật Bản xem xét đơn giản hóa thủ tục cấp visa, hướng tới miễn visa cho người Việt Nam vào Nhật Bản và tạo thuận lợi cho cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản sinh sống, học tập và làm việc.

Với mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Nhật Bản tiếp tục ủng hộ, hỗ trợ Việt Nam thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa; xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả.

Nêu một số lĩnh vực trọng tâm, Người đứng đầu Chính phủ đề nghị Nhật Bản hợp tác, hỗ trợ Việt Nam trong chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo, phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp bán dẫn; khảo sát, khai thác, chế biến, sản xuất các nguyên vật liệu mới; tiếp tục mở cửa cho nông, thủy sản Việt Nam, nhất là hoa quả tươi vào Nhật Bản và đặc biệt là hợp tác, hỗ trợ phát triển ngành công nghệ sinh học, công nghiệp dược, trang thiết bị y tế để nâng cao năng lực bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người dân.

Thủ tướng cũng đề nghị phía Nhật Bản hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm trong xây dựng, hoàn thiện thể chế, đào tạo nguồn nhân lực, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ vốn và nâng cao năng lực quản trị để Việt Nam phát triển các lĩnh vực này.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Chính phủ Nhật Bản hỗ trợ Việt Nam trong khảo sát, xây dựng, cung cấp ODA thế hệ mới cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng chiến lược quy mô lớn của Việt Nam như dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam.

Cũng tại buổi làm việc, Bộ trưởng Nishimura Yasutoshi nhấn mạnh Nhật Bản mong muốn hai bên tập trung xây dựng và triển khai các dự án "đầu tàu", là biểu tượng cho hợp tác công nghiệp giữa hai nước, mang tính dẫn dắt trong các lĩnh vực mũi nhọn, các ngành hướng tới tương lai, trong đó có sản xuất chíp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, đổi mới sáng tạo, công nghệ sinh học, công nghiệp dược và chăm sóc sức khỏe, chế biến thủy hải sản…

Nhật Bản mong muốn hợp tác với Việt Nam trong việc khảo sát, khai thác, chế biến đất hiếm và phát triển các ngành công nghiệp liên quan.

Thủ tướng Chính phủ hoan nghênh việc hai bên lập các tổ công tác để thúc đẩy hợp tác; nhấn mạnh cần giao nhiệm vụ cho các bộ, ngành để xây dựng chương trình, kế hoạch, dự án cụ thể để triển khai các thỏa thuận đã đạt được.

Trước đó, tại cuộc họp báo chiều 2/11, Phó Chủ tịch Điều hành kiêm Cao ủy Thương mại Ủy ban châu Âu Valdis Dombrovskis cho biết EU rất mong muốn được hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực đất hiếm.

Cụ thể, ông Valdis Dombrovskis cho rằng để thực hiện chuyển dịch xanh và kinh tế số, cần nhiều đầu vào khác so với kinh tế truyền thống vốn dựa trên nhiên liệu hóa thạch, trong đó có thể kể đến đất hiếm cũng như các nguyên vật liệu mới.

Từ phía Mỹ, Nhà kinh tế trưởng thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ Emily Blanchard cũng cho biết, Mỹ sẵn sàng hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam trong lĩnh vực khai thác đất hiếm, bao gồm việc hỗ trợ tổ chức đấu thầu.

Phía Mỹ cũng đánh giá Việt Nam có thể và sẽ là một bên tham gia rất quan trọng với tư cách là đối tác bổ sung trong lĩnh vực này.

Theo ước tính của Cục Khảo sát địa chất Mỹ, trữ lượng và tài nguyên đất hiếm ở Việt Nam đứng thứ 2 thế giới, đạt khoảng 22 triệu tấn. Từ nay đến 2030, Việt Nam dự kiến khai thác khoảng 2 triệu tấn quặng đất hiếm nguyên khai/năm, theo Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo Nhã Mi

Cùng chuyên mục
XEM