Sắp "vượt mặt" Trung Quốc để trở thành nước đông dân nhất thế giới, quốc gia này sẽ phải đối đầu với những thách thức mà cần tới vài thập kỷ để giải quyết

11/01/2023 14:25 PM | Kinh doanh

Lượng lớn người trẻ tuổi mang lại lợi thế cho quốc gia này trong bối cảnh nhiều nền kinh tế đang đối mặt với tình trạng già hoá dân số. Tuy nhiên, làm thế nào để tạo việc làm và sản xuất lương thực vẫn là những thách thức.

Sắp "vượt mặt" Trung Quốc để trở thành nước đông dân nhất thế giới, quốc gia này sẽ phải đối đầu với những thách thức mà cần tới vài thập kỷ để giải quyết - Ảnh 1.

Ảnh: Channel News Asia

Ấn Độ chuẩn bị vượt qua Trung Quốc để trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới trong năm nay với 1,4 tỷ người. Thế nhưng, những trở ngại vẫn còn ở phía trước.

Các nhà nghiên cứu cho rằng việc có một lượng lớn dân số trẻ sẽ giúp Ấn Độ có lợi thế hơn nhiều nền kinh tế khác đang phải đối mặt với tình trạng già hoá dân số. Họ cho biết thêm rằng với hơn một nửa dân số ở độ tuổi dưới 25, Ấn Độ có lực lượng lao động tiềm năng khổng lồ để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Nhà kinh tế cấp cao Upasna Bhardwaj của Ngân hàng Kotak Mahindra Bank nói về xu hướng này: “Ban đầu, người ta đã đặt ra một từ được gọi là ‘lợi tức nhân khẩu học’ để miêu tả về tình hình của Ấn Độ.”

Các nhà nghiên cứu cho biết mặc dù Ấn Độ không phải đối mặt với lực lượng lao động già hóa, nhưng thách thức dành cho quốc gia này là phải đảm bảo có đủ việc làm và người dân của họ được giáo dục cũng như có kỹ năng phù hợp cho những công việc đó.

Đủ ăn, đủ khoẻ đã là một kỳ công

Thất nghiệp đang gia tăng mặc dù Ấn Độ đã tập trung vào việc mở rộng các lĩnh vực bao gồm sản xuất để tạo thêm việc làm. Tỷ lệ thất nghiệp đạt mức cao nhất trong ba tháng là 8% vào tháng 11 trong bối cảnh lạm phát tăng cao và tăng trưởng kinh tế chậm lại.

Các nhà nghiên cứu cho biết việc hỗ trợ cho nhiều người dân không hề dễ dàng. Chỉ riêng việc đảm bảo có thức ăn, nước uống bổ dưỡng và khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho mọi người đã được coi là một kỳ công.

Sắp "vượt mặt" Trung Quốc để trở thành nước đông dân nhất thế giới, quốc gia này sẽ phải đối đầu với những thách thức mà cần tới vài thập kỷ để giải quyết - Ảnh 2.

Ảnh: Channel News Asia

Trong khi đó, một số bang ở Ấn Độ đang cố gắng khuyến khích người dân sinh nhiều hơn hai con.

Tại Uttar Pradesh - bang đông dân nhất của đất nước - các biện pháp kiểm soát dân số đã được đề xuất, bao gồm cả việc cắt quyền lợi từ phía chính phủ đối với người dân nếu họ có nhiều hơn hai con. Nhưng các chuyên gia chỉ ra rằng sẽ mất đến vài thập kỷ trước khi con số này thực sự bắt đầu giảm.

Trước đó, có những dự đoán rằng Ấn Độ sẽ vượt qua Đức và Nhật Bản để trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới, có thể là vào năm 2030.

Còn trên thực tế, câu hỏi được đặt ra cho Ấn Độ chính là điều gì sẽ xảy ra trong tương lai đối với 1,4 tỷ dân của đất nước này và liệu Ấn Độ có thể tận dụng được lực lượng lao động khổng lồ của mình để vươn tới những ngày tháng tốt đẹp hơn được hay không, các nhà nghiên cứu cho biết.

Kiểm soát dân số

Tổng giám đốc của tổ chức phi chính phủ Hiệp hội kế hoạch hóa gia đình Ấn Độ là tiến sĩ Kalpana Apte cho biết: “Nguyên nhân dẫn đến con số 1,4 tỷ là vì nhóm thanh niên với quy mô lớn nhất trong phân bổ dân số Ấn Độ bước vào giai đoạn sinh sản và có con".

Hiệp hội của cô được thành lập vào năm 1949 để tập trung vào kiểm soát sinh đẻ cho người dân, cung cấp các biện pháp thắt ống dẫn tinh miễn phí và chính quyền bang tặng cho họ 13 USD để khuyến khích thực hiện các phương pháp kiểm soát sinh đẻ.

Các chương trình được tổ chức tại các khu ổ chuột để nâng cao nhận thức về các lựa chọn kế hoạch hóa gia đình hiện có.

Trong số đó có người đàn ông tên Chaitu. Anh đã thắt ống dẫn tinh sau khi sinh đứa con cuối cùng. Anh và vợ Shajahan là một trong những người nghèo nhất ở Ấn Độ và phải vật lộn hàng ngày để chăm sóc gia đình lớn của mình. Họ có tới chín người con trong độ tuổi từ sáu tháng đến 14 tuổi.

Chaitu là một người làm công ăn lương theo ngày, kiếm được chưa đến 6 USD/ngày, đó là nếu là nếu anh tìm được việc làm.

Shajahan là một bà nội trợ. Cô cho biết: “Chăm sóc 9 đứa trẻ không hề dễ dàng. Tôi thậm chí còn không thể rời khỏi con cái để đi bất cứ đâu. Tôi thức dậy lúc 4 giờ sáng và đi ngủ lúc 10 giờ tối. Cả ngày của tôi dành để làm việc và chăm sóc bọn trẻ - tắm cho các con, giặt quần áo và cho các con ăn.”

Về quyết định thắt ống dẫn tinh, Chaitu cho biết: “Tôi không muốn có thêm con nữa. Tôi chỉ muốn kiếm tiền rồi tạo ra cuộc sống hạnh phúc cho con cái, cho gia đình và cho bản thân mình.”

Tham khảo Channel News Asia

Theo Minh Phương

Cùng chuyên mục
XEM