Sàn nhà chống trộm "biết hót" như chim họa mi độc đáo của người Nhật Bản

10/06/2017 21:59 PM | Công nghệ

Bí mật ẩn giấu dưới sàn nhà Nhật Bản này là gì? Phải chăng đây là lý do mà những Ninja trong truyện tranh đột nhập bằng cách tụt xuống từ mái nhà.

Chắc chắn rằng, không ai lại muốn "kẻ trộm" ghé thăm nhà mình cả. Từ xa xưa, việc tìm ra các phương pháp chống trộm hiệu quả luôn được mọi người chú ý và thực hiện.

Và bạn có hay, ngay từ thế kỷ 17, người Nhật Bản đã nghĩ ra và áp dụng 1 cách chống kẻ xâm nhập 1 cách cực kỳ độc đáo và hiệu quả không?

Đó chính là sử dụng phương cách Nightingale (hay Uguisubari - có nghĩa là: Sàn nhà chim họa mi trong tiêng Nhật) để lắp đặt cho các sàn nhà ở phía hành lang nhà, cung điện đền thờ... hay phía ngoài phòng sinh hoạt chung, phòng ngủ... như 1 hệ thống báo động vào ban đêm.

Chiếc sàn này trông cũng giống hệt như các sàn khác, tuy nhiên, nó sẽ "phát" ra tiếng hót như chim họa mi theo từng bước chân của người hoặc động vật bước đi trên đó.

Ví dụ nổi tiếng nhất của việc lắp sàn nhà Nightingale là lâu đài Nijo ở Kyoto, Nhật Bản. Được biết, lâu đài Nijo được xây dựng trong thời Edo, đây là trụ sở chính mà nhiều chỉ huy quân đội cấp cao của Nhật Bản "tề tựu" thời đó.

Nhiều người cho rằng, sàn Nightingale ở Nijo vẫn còn hoạt động ngày nay và được sử dụng như 1 phương cách bảo vệ vị quan khách ghé tới đây.

Theo truyền thuyết Nhật Bản, những sàn nhà dạng này được lắp đặt để tránh sự xâm nhập của các "Ninja" - những người vốn có biệt tài di chuyển cực nhẹ nhàng, không gây chút tiếng động nào.

Đi lại trên sàn nhà, bạn cảm giác như mình đang tạo ra bản nhạc hòa tấu từ tiếng hót chim họa mi

Chỉ cần 1 chuyển động nhỏ tác động trên mặt sàn thôi, những tiếng kêu phát ra sẽ đánh thức gia chủ. Được biết, cảnh báo đột nhập tự động này được phát minh bởi những thợ thủ công, thợ mộc tốt và lành nghề nhất Nhật Bản thời bấy giờ.

Bí mật của loại sàn nhà có thể "hót như chim"

Theo RoketNew24, bí mật loại sàn này nằm ở phía bên dưới của các tấm ván gỗ xếp khít với nhau.

Các thanh khung đỡ dầm cho sàn nhà vẫn nối với nhau bằng những chiếc đinh dài, chịu đủ lực, giữ an toàn cho toàn bộ phần ván gỗ phía trên nhưng vẫn có đôi chút "nới lỏng".

Để khi có lực tác động xuống mặt sàn, thanh đòn bẩy ở dưới sẽ cọ xát với những chiếc đinh, gây ra tiếng động tương tự như tiếng hót của chim họa mi.

Theo các chuyên gia Nhật Bản, đây là một kỹ thuật sử dụng gỗ để chống trộm độc đáo mà lại có thể giúp xác định đúng vị trí của kẻ xâm nhập nhờ "tiếng chim họa mi hót".

Nếu ban đêm, sàn Nightingale có tác dụng chống trộm thì vào ban ngày, nó có tác dụng tạo ra những bản hòa tấu tiếng chim hót vui tươi cho cả ngôi nhà.

Bên cạnh lâu đài Nijo, bạn có thể trải nghiệm cảm giác nhún nhảy cùng tiếng chim họa mi tại ngôi đền Chion-in, đền Higashiyama-Ku, đền Eikan-do-Zenrin-Ji, và ngôi đền Phật giáo Shingon, Daikaku-Ji ở Kyoto.

Nguồn: RocketNew24, TheVintageNews

Theo Gucci

Cùng chuyên mục
XEM