Quy tắc sinh tồn chốn CÔNG SỞ: 99% chúng ta 3 sai lầm mắc phải khiến mọi công sức đều "đổ sông đổ bể", thay đổi ngay để “sống yên sống khỏe”

09/03/2022 21:26 PM | Sống

Chốn công sở như một xã hội thu nhỏ với nhiều quy định xen lẫn những nguyên tắc ngầm. Do đó, muốn sự nghiệp thăng tiến không đơn thuần chỉ dựa vào năng lực mà quan trọng bạn phải thích nghi và tránh xa những hiểu lầm để tồn tại và phát triển.

Nơi làm việc là một thùng thuốc nhuộm lớn chứa đầy người với đủ "hình dạng và kích cỡ", có người bị nhuộm màu, có người lại tự sơn bản thân.

Nơi làm việc là một luyện ngục, đầy rẫy những thử thách của con người, có người bị ám ảnh bởi sự sa ngã và bị đào thải, cũng có người được tái sinh từ đống tro tàn.

Ở chốn công sở phức tạp này, những người chiến thắng luôn có quy tắc tồn tại riêng, còn người thua cuộc thì lại luôn luẩn quẩn trong những lý do của bản thân mà không dứt ra được.

Chính vì thế, dù bạn đang ở lĩnh vực nào, vị trí ra sao thì việc ''sống sót'' ở chốn công sở cũng không phải là điều dễ dàng!

3 hiểu lầm phổ biến chốn công sở khiến sự nghiệp mãi dậm chân tại chỗ đáng được lưu tâm

Quy tắc sinh tồn chốn CÔNG SỞ: 99% chúng ta 3 sai lầm mắc phải khiến mọi công sức đều đổ sông đổ bể, thay đổi ngay để “sống yên sống khỏe” - Ảnh 1.

1. Công việc này kiếm được bao nhiêu tiền?

Trước một công việc nào đó, nhiều người tự hỏi rằng: "Làm thêm việc này thì được trả bao nhiêu tiền?" "Tại sao làm nhiều việc nhưng lương vẫn thấp?" "Mức lương này có xứng đáng với công sức không?"...

Quả thật, công việc mà bạn làm không phải để từ thiện, cho nên chúng ta có quyền đòi hỏi từ phía người lãnh đạo. Tuy nhiên nếu bạn luôn suy nghĩ về điều này và coi đây là ý nghĩa thực sự của nơi làm việc thì đừng hỏi tại sao bạn không thể thăng tiến.

Đây có thể là một suy nghĩ thông minh nhưng thực chất lại là "con dao hai lưỡi" dẫn đến những hành động bất lợi. Nguyên nhân là do bạn chưa tìm ra được logic của việc thăng chức và tăng lương.

Trong môi trường làm việc, bạn phải hiểu rằng bạn không chỉ làm việc cho sếp mà còn làm để khẳng định năng lực và phát triển bản thân. Sếp chỉ dùng những đồng lương ít ỏi để đổi lấy những lợi ích trước mắt mà bạn đem lại. Nhưng bạn đang cầm tiền lương và tích lũy những giá trị lâu dài cho chính bản thân mình. Những kinh nghiệm hay mối quan hệ bạn xây dựng trong quá trình làm việc... tất cả đều theo bạn mãi mãi.

Nếu bạn muốn thăng chức và tăng lương thì khả năng của bạn trong công việc là thước đo quyết định tất cả. Khi bạn vượt qua được những kỳ vọng của cấp trên, chuyện tăng lương sẽ không còn là vấn đề.

2. Luôn có suy nghĩ: "Đây không phải là việc của tôi"

"Không phải việc của tôi" đây vốn là một suy nghĩ phổ biến của nhân viên chốn công sở. Đơn thuần họ chỉ muốn tập trung làm những công việc chuyên môn thôi. Và khi được giao một công việc họ chưa từng làm thì họ thường phàn nàn rằng đây chẳng phải công việc của họ, sao lại bắt họ làm những công việc như thế này.

Nhưng rồi, một lần bạn nói bạn không làm được chính là một lần bạn tự tay khép lại cánh cửa thăng tiến của bản thân. Vì khi đó người cấp trên đánh giá bạn là người không cầu tiến, không có chí tiến thủ. Và rồi trao đi cơ hội cho những người khác phù hợp hơn.

Quy tắc sinh tồn chốn CÔNG SỞ: 99% chúng ta 3 sai lầm mắc phải khiến mọi công sức đều đổ sông đổ bể, thay đổi ngay để “sống yên sống khỏe” - Ảnh 2.

Nepoléon đã từng nói: ''Một người lính mà không muốn trở thành một vị tướng thì không phải là người lính tốt''. Ở nơi làm việc, nếu bạn không có ý muốn trở thành người lãnh đạo thì tất yếu bạn chỉ là một người nhân viên, thậm chí còn dễ dàng bị sa thải.

Nhiều người cho rằng nếu không ở chức vụ này thì không nên quan tâm nhiều để giữ an toàn cho bản thân. Tuy nhiên, nơi làm việc như một chiến trường, muốn giành được thắng lợi, bạn phải thoát khỏi vùng an toàn, hãy bước ra khỏi những ranh giới để có thể theo kịp những người có năng lực trong công ty.

Do vậy, đừng bao giờ nói câu "Đây không phải công việc của tôi" mà hãy nói "Tôi sẽ thử và cố gắng hết sức".

3. Lén lút nhảy việc

Khi công việc không suôn sẻ, sự phát triển luôn trì trễ, dân công sở thường quan niệm: "Nếu không hiệu quả thì 'nhảy' việc". Và khi bạn quyết định bỏ việc để tìm kiếm những cơ hội mới, đa số mọi người thường chọn theo cảm tính: "Cưỡi lừa tìm ngựa".

Vậy, kiểu suy nghĩ này có thực sự là hiệu quả?

Khi bạn quyết định thay đổi một công việc, bạn cần phải tìm hiểu xem công việc đó không hiệu quả hay khả năng bạn không thể.

Nếu đó là một công việc không hiệu quả, bạn có thể giải quyết từ đầu và khắc phục. Đây chính là cơ hội để bạn chứng tỏ bản thân, cơ hội để thăng chức và tăng lương. Nếu khả năng của bạn không đủ thì khi thay đổi công việc bạn vẫn sẽ gặp phải những vấn đề đó tại môi trường mới.

Đối với người không biết bơi, việc thay đổi hồ bơi chỉ là vô ích. Vì việc thay đổi môi trường không thể giải quyết vấn đề cơ bản là khả năng của bạn. Do đó, hãy nghĩ đến những giải pháp khác tốt hơn thay vì rời bỏ công ty để tìm kiếm môi trường khác.

3 nguyên tắc cấm kỵ giúp bạn "sống yên sống khỏe" lâu dài chốn công sở

Quy tắc sinh tồn chốn CÔNG SỞ: 99% chúng ta 3 sai lầm mắc phải khiến mọi công sức đều đổ sông đổ bể, thay đổi ngay để “sống yên sống khỏe” - Ảnh 3.

1. Không bịa chuyện, nói xấu đồng nghiệp

Cách giao tiếp, nói chuyện của bạn cũng có thể khiến bạn ngay lập tức bị mọi người xa lánh. Việc này quyết định bạn có được mọi người quý trọng hay không. Vì thế, trong mối quan hệ chốn công sở, dù có xảy ra chuyện gì hãy nhớ rằng bạn vẫn phải tiếp xúc ít nhất 8 giờ mỗi ngày với họ và nếu bạn gây bất đồng, nói xấu nhau, chắc chắn bạn sẽ là người thiệt thòi.

Không chỉ vậy, dù thân thiết đến đâu ở chốn công sở, bạn cũng nên giữ chừng mực, làm những điều nên làm, không quá tự nhiên như ở nhà, nếu không sẽ bị xem là kẻ khác người. Lâu dần sẽ bị mọi người cô lập và gây khó dễ trong công việc.

2. Không bị lấn át bởi cảm xúc tiêu cực

Quy tắc sinh tồn chốn CÔNG SỞ: 99% chúng ta 3 sai lầm mắc phải khiến mọi công sức đều đổ sông đổ bể, thay đổi ngay để “sống yên sống khỏe” - Ảnh 4.

Khi làm việc, không tránh khỏi những lúc bất đồng quan điểm hay có những việc khiến bạn giận dữ, khó chịu. Tuy nhiên, đừng để cảm xúc tiêu cực chiếm giữ lý trí. Bạn cần chứng minh mình là một người thông minh, dùng lời nói giải quyết vấn đề, như thế mới nhận được sự kính nể từ mọi người.

Nếu bạn để cơn tức giận làm lu mờ lý trí thì điều này chỉ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi hơn mà thôi. Bạn sẽ gặp phải áp lực khi đối mặt với họ và dễ dàng trở thành "miếng mồi béo bở" cho những cuộc bàn tán trong công ty.

3. Không để việc tư ảnh hưởng việc công

Trên thực tế, có mấy ai có thể công tư phân minh. Thông thường, khi ghét một ai đó bạn sẽ có xu hướng bắt bẽ hoặc khắt khe với công việc họ làm, khiến mối quan hệ trở nên căng thẳng. Và nếu muốn tránh thị phi bạn cũng cần luyện tập điều này.

Nếu bạn và đồng nghiệp có thân thiết ra sao cũng không nên hào phóng giúp đỡ họ vô điều kiện. Nếu có ghét nhau cũng không được gây khó dễ. Hãy hạn chế tối đa để việc cá nhân ảnh hưởng đến công việc, như vậy bạn mới thật sự là một nhân viên ưu tú và được đánh giá cao.

Trên đây là những điều quan trọng bạn cần lưu ý để sống sót và thăng tiến trong môi trường phức tạp của chốn công sở. Những kỹ năng này còn có thể giúp bạn nâng cao bản thân và sống tốt dù ở bất kỳ nơi nào.

Nguồn và ảnh: Aboluowang

Theo Mai Ngọc

Cùng chuyên mục
XEM