Quên máy fax, hóa đơn giấy đi, DN Việt Nam muốn tăng thu, giảm chi, làm ăn được với người Tây thì phải cập nhật công nghệ này
Nhờ giải pháp công nghệ này, DN Việt Nam có thể tự mở toang cánh cửa làm ăn với Apple, Walmart, Bestbuy...
Ngành gia công, bán lẻ tại Việt Nam đã có rất nhiều thay đổi từ năm 2007 đến nay, từ phương thức kinh doanh, quy mô, quảng cáo sản phẩm cho đến cách tiếp cận với lượng khách hàng tiềm năng.
Tuy nhiên, mọi thứ vẫn còn thực hiện theo cách thủ công - truyền thống, dẫn đến lợi nhuận bị cắt giảm và mất nhiều thời gian.
Có thể thấy, hầu như các giao dịch tại Việt Nam vẫn còn thực hiện theo cách thủ công, tức là sử dụng: Fax, email, hóa đơn để mua/bán hàng, điều này khiến cho cả bên bán lẫn bên mua gặp nhiều khó khăn.
Đơn cử như tiêu tốn nguồn nhân lực, sai sót khi nhập liệu, mất thời gian trao đổi và khó mở rộng hoạt động kinh doanh với các đối tác nước ngoài.
Nắm bắt được khó khăn này, startup N.O.II đã giới thiệu và cho ra đời hệ thống giao dịch thông tin, trao đổi dữ liệu điện tử EDI với doanh nghiệp Việt.
Hệ thống giao dịch quan trọng bậc nhất trong thương mại điện tử B2B
Trao đổi dữ liệu điện tử EDI là hình thức thương mại điện tử đầu tiên được sử dụng trong doanh nghiệp, và đã tồn tại nhiều năm trước đây.
Đến nay, EDI vẫn là các giao dịch quan trọng bậc nhất trong thương mại điện tử B2B. Các dữ liệu giao dịch trong giao dịch thương mại điện tử B2B bao gồm các thông tin được chứa đựng trong các hóa đơn, phiếu đặt hàng, yêu cầu báo giá, vận đơn và báo cáo nhận hàng.
Với EDI, các hóa đơn, đơn đặt hàng, vận đơn, yêu cầu báo giá, báo cáo nhận hàng và các tài liệu kinh doanh điện tử khác có thể được xử lý trực tiếp từ máy tính của các công ty phát hành để công ty tiếp nhận, tiết kiệm được khoản lớn về thời gian, chi phí và tránh được nhiều sai sót thường gặp trong hình thức truyền thống trên giấy.
Ông Nguyễn Tôn Huy, Giám đốc phát triển kinh doanh của N.O.II
Theo ông Nguyễn Tôn Huy, Giám đốc phát triển kinh doanh của N.O.II, khi áp dụng công nghệ EDI, việc chuyển và nhận dữ liệu sẽ được đảm bảo chính xác, giảm chi phí nhân sự vì 90% hoạt động giao dịch được thực hiện hoàn toàn tự động.
Thêm vào đó, khi gửi đơn hàng cho bên cung ứng hoặc ngược lại, thông tin sẽ được chuyển đến ngay lập tức (tăng 61%), điều này giúp giảm thiểu lỗi nhập liệu (30-40%), gia tăng lợi nhuận và mở rộng cơ hội hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài.
Mở toang cánh cửa kết nối với Apple, Walmart, Bestbuy, Safeway...
Cũng theo ông Huy, nếu áp dụng công nghệ EDI, doanh nghiệp có thể kết nối và trao đổi trực tiếp với các công ty nước ngoài có sử dụng EDI dễ dàng hơn rất nhiều.
Không giống như các công nghệ khác, người dùng EDI không cần phải đầu tư phần mềm, giao diện thân thiện, dễ sử dụng, hỗ trợ nhiều truy cập cùng lúc, tự động thông báo khi có đơn hàng mới hoặc thay đổi trên hệ thống... thông qua máy tính hoặc smartphone.
Hiện tại ở Việt Nam, có một chuỗi siêu thị lớn của Nhật Bản, Thái Lan thậm chí là các hệ thống cảng biển và một số doanh nghiệp xuất khẩu đã áp dụng hệ thống EDI và đạt được kết quả khả quan.
Với chi phí đầu tư không quá cao và có lợi hơn nhiều so với chi phí đầu tư vận hành bằng con người hay các chi phí trung gian, việc áp dụng EDI có thể nói là một giải pháp có lợi.
Ngoài lợi nhuận thì các doanh nghiệp Việt khi tham gia hệ thống EDI hoàn toàn có thể giao tiếp bán hàng cho các doanh nghiệp hàng đầu thế giới như: Apple, Walmart, Bestbuy, Safeway... một cách đơn giản.
Ngoài ra, EDI mà còn là mang lại lợi ích cho lĩnh vực hải quan, bưu chính và ngân hàng, bởi công cụ này không những đảm bảo an toàn, an ninh cho việc trao đổi các chuyến thư quốc tế mà còn nâng cao hiệu quả hoạt động, giảm chi phí và đơn giản thủ tục hải quan.
Có thể thấy trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0, thì EDI là một cứu cánh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt là những tập đoàn lớn muốn tự đổi mới gia tăng lợi nhuận và tinh giảm nhân công.