Trước khi gửi email trong cơn giận dữ, hãy đọc cái này

04/11/2014 14:10 PM | Quản trị

Email thì lại là nơi bạn dễ dàng bộc lộ hết những gì mình nghĩ, và chỉ cần 1 cú click chuột thì có thể làm bạn hối tiếc sau này. Vì vậy bạn hãy lưu ý những điều sau trước khi gửi đi 1 email trong cơn giận dữ.

Giận dữ là điều bất kỳ ai trong chúng ta đều gặp phải trong công việc, khi làm việc với đồng nghiệp, nhân viên, thậm chí khách hàng. Trước đây chúng ta giải quyết bằng việc nói chuyện trực tiếp, thậm chĩ là cãi vã.

Tuy nhiên ngày nay khi công nghệ thông tin phát triển, chúng ta có thể gửi email, gửi tin nhắn, chat trên mạng, và điều này đôi khi thực sự tai hại.

Khi nói chuyện trực tiếp, dù rất tức giận, nhưng bạn sẽ có thể kiềm chế được những từ ngữ xúc phạm hoặc thiếu lịch sự, vì đối phương đang ở ngay trước mắt mình nhưng email thì không như vậy.

1. Hãy viết thoải mái những gì bạn muốn. Tuy nhiên để trống phần “Người nhận”. Bạn và đối tác đang tranh luận 1 vấn đề, hãy viết thư về vấn đề ấy với tất cả những gì bạn đang nghĩ, như thế bạn có thể đưa những sự bức xúc ra khỏi đầu một cách nhanh nhất.

2. Sau khi viết xong, hãy lưu thư ở một chỗ nào đó, và tạm đi ra ngoài hoặc không để ý đến bức thư đó trong 1 lúc. Khi quay trở lại, bạn hãy đọc lại bức thư 1 lần nữa, mặc dù chỉ trong 1 thời gian ngắn nhưng có thể khiến bạn nghĩ lại và sửa 1 vài đoạn/từ trước khi gửi.

3. Sửa lại với suy nghĩ về rủi ro do bức thư mang lại. Bạn gửi thư đi trong cơn tức giận, nhưng hãy thử nghĩ bức thư đấy có giúp bạn giải quyết công việc không hay còn gây ra rủi ro nào khác. Hãy nghĩ về bất kỳ rủi ro nào có thể liên quan đến sự nghiệp, đến công việc, thậm chí sửa lại bức thư chỉ bằng thao tác xóa nhanh đi một vài từ, vài dòng.

4. Cẩn thận với những từ bạn không định viết ra. Khi giận dữ, có những thứ bạn không định nói nhưng tay bạn cứ viết thật nhanh, thật nhiều. Và trong đó sẽ có những từ bạn không bao giờ dùng, bản thân bạn rất không đồng tình, và thậm chí một từ thiếu dấu cũng có thể biến thành 1 từ khác mang nghĩa rất tồi tệ.

5. Hỏi ý kiến người khác. Chọn 1 người bạn tin tưởng. Có thể là 1 người bạn thân, anh trai hoặc chị gái. Hỏi họ cho ý kiến trung thực nhất. Bạn sẽ nhận ra có thể có cụm từ nào đó gây hiểu lầm mà bạn chưa nghĩ tới. Hoặc có những câu nói không giải quyết được vấn đề mà khiến quan hệ 2 bên căng thẳng hơn.

6. Ấn nút “Gửi đi” và theo dõi các cuộc gọi hoặc gặp mặt. Chẳng có gì bằng liên hệ trực tiếp. Hãy gặp mặt nếu có thể, hãy gọi điện lại khi có cuộc gọi lỡ. Nếu có thể, hãy tìm ai đó làm cầu nối, một người quen biết cả 2 bên để giúp bạn giải quyết công việc nhanh chóng hơn.

>> 11 điều đáng học hỏi từ một nhân viên xuất sắc

Theo Thu Trang

Cùng chuyên mục
XEM