Lợi ích tuyệt vời của một người thường xuyên đi trễ
Tôi thức dậy vào lúc 6 giờ sáng, 3 tiếng trước khi tới giờ làm việc, nhưng tôi vẫn đến công ty trễ 10 phút.
Đối với tôi điều này khá là bình thường. Thường thì tôi luôn trễ làm một chút như vậy. Ý tôi không phải là mình xứng đáng được đối xử khác biệt so với mọi người - đơn giản chỉ là tôi luôn như vậy.
Vậy quãng thời gian gần 3 tiếng từ lúc thức dậy đến lúc tới giờ làm việc tôi thường làm gì? Tôi làm nhiều thứ: một bài tập thể dục nhẹ, bữa sáng, xem tin tức, và cả mơ màng khi thay quần ngủ,...
Tôi nhìn vào đồng hồ và nghĩ; "Ồ, mình vẫn còn nhiều thời gian. Một lúc sau, tôi chỉ có 40 phút để đến công ty trong khi phải mất 45 phút để tới".
Điều này xảy ra với mọi công việc tôi từng làm. Bạn thấy đấy, tôi là một người có thói quen tới trễ và dường như tôi không cá biệt.
Nhà tư vấn Diana DeLonzor từng nói: "Hầu hết những người đến trễ sẽ đi trễ suốt đời, và chậm trễ trong mọi hoạt động - dù tốt hay xấu".
Một vài nghiên cứu khoa học đã đưa ra những kết quả đáng ngạc nhiên, đó là cội gốc của vấn đề luôn đi trễ có thể đã ăn sâu vào trong não bộ của bạn, khiến bạn khó có thể thay đổi. Vì vậy, nếu bạn là một người thường xuyên đến trễ, tôi sẽ thấy rất cảm thông với những lời chỉ trích mà bạn bè dành cho bạn.
Tôi hiểu bạn không lười biếng, thiếu hiệu quả, kém thận trọng hay có vấn đề. Tôi hiểu rằng bạn không hề muốn xúc phạm ai vì sự chậm trễ của mình. Đó đơn giản chỉ là kết quả từ sự kết hợp giữa tâm lý và bản chất con người bạn, chứ không có gì hơn.
Mặc dù chịu nhiều chỉ trích, những người đến trễ như chúng ta, đôi khi, lại nhận được những lợi ích tiềm ẩn.
Mọi người thường bảo những kẻ đi trễ thật vô vọng, thật ra họ luôn đầy hy vọng.
Những người đến trễ thường luôn có xu hướng lạc quan hơn. Họ tin rằng mình có thể hoàn thành nhiều công việc trong một thời gian giới hạn hơn so với những người khác và không lo lắng khi phải làm nhiều việc một lúc. Một cách đơn giản, họ luôn đầy hy vọng.
Suy nghĩ này biến họ thành những kẻ không thực tế và rất kém để ước lượng thời gian, nhưng nó lại mang lại nhiều hệ quả tốt trong thời gian dài.
Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng lạc quan có tác động rất tốt cho sức khỏe, từ giảm stress cho tới ngăn ngừa nguy cơ tim mạch và tăng cường hệ miễn dịch.
Về cơ bản, hạnh phúc và lạc quan giúp bạn sống lâu hơn.
Việc duy trì một góc nhìn lạc quan là cách rất quan trọng để đạt thành công trong sự nghiệp. Thống kê cho thấy hạnh phúc giúp tăng cường năng suất lầm việc, sáng tạo và đoàn kết trong công việc.
Một nghiên cứu của Đại học san Diego đã thử tìm mối liên hệ giữa những người có tính cách thuộc nhóm B - những người thoải mái và hay đi muộn. Đó là những người không quan tâm lắm đến những mảnh ghép nhỏ, họ tập trung vào bức tranh lớn và nhìn tương lai như những cơ hội vô hạn.
Thật ra, thời gian chỉ là tương đối, hãy học cách sống trong thực tại
Chúng ta cũng nên nhớ rằng việc đúng giờ chỉ là khái niệm tương đối. Đúng giờ và đi trễ rất khác biệt nếu bạn đi sang các nền văn hóa khác nhau.
Tại Mỹ, chúng ta thường coi việc đi trễ là dấu hiệu của người làm việc.
Khi bạn tới trễ, người Mỹ cho rằng thời gian của họ quan trọng và đáng giá hơn là việc ngồi chờ ai đó. "Thời gian là vàng bạc".
Nhưng nếu bạn tới châu Âu, thật kỳ diệu khi mỗi quốc gia đưa ra một khái niệm thời gian rất khác nhau.
Tại Đức, một quy tắc cực kỳ quan trọng: Đúng giờ là điều quan trọng nhất. Khi ông Putin tới trễ buổi họp, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã bỏ về vì đó là cách người Đức làm việc.
Mặc dù vậy, nếu bạn tới Tây Ban Nha, bạn sẽ thấy thời gian hoàn toàn khác biệt tại đây. Người Tây Ban Nha có đồng hồ sinh hoạt riêng và nổi tiếng với việc ăn tối vào lúc 10 giờ đêm.
Căng buồm đến châu Mỹ La Tinh, bạn sẽ thấy việc đúng giờ cũng không mấy quan trọng.
Nó cho thấy, chúng ta đều làm việc theo cách của mình.
Mọi người nói rằng đi trễ gây thiệt hại cho tăng trưởng kinh tế, hay làm việc đúng giờ là yếu tố thiết yếu duy trì sự hiệu quả trong công việc. Nhưng khi bạn nhìn vào thực tế người Mỹ làm việc đúng giờ nhưng vẫn có năng suất thấp, những lập luận cảm tính trên trở nên sáo rỗng.
Cả về mặt xã hội lẫn cá nhân, chúng ta đều cần tìm điểm cân bằng giữa đi trễ và đúng giờ. Lịch làm việc là quan trọng, nhưng phá vỡ nó cũng không hẳn là tận thế.
Một cách trừu tượng, những người đi muộn khi nhìn thấy một bông hoa hồng sẽ ngắm nghía và ngửi hương, trong khi những người đi đúng giờ sẽ cố gắng học một vài điều từ bông hoa đó.
Cuộc sống không bao giờ có nghĩa là lên kế hoạch tới từng chi tiết cuối cùng. Thay vào đó, chúng ta cũng nên biết tận hưởng từng khoảnh khắc. Sống ngay trong thực tại mới là điều quan trọng. Đôi khi, cứ "trôi theo dòng chảy" lại mang tới cho bạn nhiều lợi ích hơn.
Chúng ta không nên bỏ quá nhiều thời gian để nghĩ về quá khứ hay mơ mộng về tương lai, hoặc chúng ta có thể bỏ lỡ những điều đáng giá quanh mình.