Làm gì với nhân viên kém hiệu quả?

08/10/2014 11:20 AM | Quản trị

Không có DN nào toàn nhân viên làm việc tốt. Vậy phải làm sao với những người kém hiệu quả?

Như một xã hội thu nhỏ, trong doanh nghiệp của bạn luôn tồn tại nhiều loại nhân viên, có người xuất sắc, có người an phận và cũng có những người yếu kém. Nếu chẳng may những nhân viên yếu kém và bạn không sớm tìm ra cách giải quyết, rất có thể căn bệnh kém hiệu quả sẽ lây lan ảnh hưởng đến mọi nhân viên.

Chúng ta khó có thể đảm bảo mình luôn sử hữu những nhân viên giỏi, hiệu quả, đôi lúc, vào một thời điểm nào đó bạn sẽ có những người cấp dưới làm việc kém hiệu quả, họ sẽ luôn là thách thức lớn cho mọi nhà quản trị. Không chỉ có họ gặp khó khăn, mà kết quả công việc tồi tệ của họ cũng tác động đến bạn.

Vậy bạn phải làm sao để quản lý những nhân viên ấy, để có thể thay đổi họ sang chiều hướng tốt hơn hay chí ít là hạn chế việc tác động đến tình hình chung của toàn doanh nghiệp? Dưới đây là một số phương pháp giúp bạn quản lý những nhân viên kém hiệu quả:

1. Hãy luôn thể hiện sự tin tưởng của bạn vào nhân viên

Sự tin tưởng có giá trị tạo động lực lớn hơn bất kỳ động lực vật chất nào. Điều đầu tiên bạn cần phải làm là tin tưởng người của bạn với tư cách một ông chủ. Bạn hãy luôn để ý để phát hiện ra sớm khi có một ai đó không làm việc tốt nhất có thể. Nếu bạn thực sự tin tưởng nhân viên của mình, hãy thể hiện thông qua lời nói, các cuộc hội thoại riêng tư, … Đó là cơ hội bạn tạo ra cho nhân viên của bạn tự nhận thức về chính chất lượng công việc hiện tại của họ so với kỳ vọng của bạn đối vời họ. Không ai muốn phụ sự kỳ vọng của lãnh đạo dành cho mình cả.

Tuy vậy, bạn cần phải làm rõ vấn đề ngay khi nó xảy ra và rung chuông cảnh báo rằng đó là điều không thể chấp nhận được nếu nó còn tiếp tục diễn ra. Sự tin tưởng luôn đi liền với trọng trách và trách nhiệm, hay luôn để nhân viên thấy được điều đó.

2. Đi tìm nguyên nhân của sự không hiệu quả

Có một khác biệt rất lớn giữa những người làm việc kém hiệu quả, tức là những người lúc nào cũng có thành tích kém và những người chỉ vừa mới làm việc kém đi. Nếu trước đây họ vẫn làm việc tốt thì bạn cần phải hỏi: “Chuyện gì đang xảy ra?” Hãy tìm ra nguyên nhân và ngăn chặn nó.

Còn nếu nhân viên của bạn lúc nào cũng có làm việc không hiệu quả, bạn có thể nghĩ đến việc tìm người thay thế họ được rồi.

Hãy cố hiểu nguyên nhân của sự không hiệu quả ở nhân viên. Đó có thể là vấn đề ngoài công việc, vấn đề cá nhân, có thể nhân viên đó đã bị công việc vắt kiệt sức hoặc vấn đề có thể là do động lực hay khả năng của họ.Khi đã tìm được nguyên nhân, việc đưa ra giải pháp để khắc phục thực sự dễ dàng hơn rất nhiều.

3. Thay đổi thái độ của nhân viên

Hãy hiểu rõ tính cách và thái độ làm việc của nhân viên đó. Hãy tỏ ra cởi mở, trung thực và chân thành. Hãy xây dựng cuộc nói chuyện dựa trên thế mạnh của họ và nhấn mạnh vào những điểm tích cực. Hãy cố tạo ra những cuộc thảo luận tập trung vào giải quyết vấn đề. Hãy hỏi những câu hỏi buộc người kia phải chấp nhận rằng thay đổi thái độ làm việc hiện tại theo một cách khác hoàn toàn có thể giúp họ cải thiện hiệu quả làm việc của mình.

Tất nhiên, nhân viên của bạn có thể không nhìn thấy những khía cạnh tích cực. Nhưng hãy cho họ cái nhìn khả quan, hãy cho họ biết tầm quan trọng của họ đối với doanh nghiệp và việc họ thay đổi thái độ làm việc sẽ có lợi ích thế nào với chính họ và cả doanh nghiệp. Bạn sẽ có đủ mọi lý do để làm cho nhân viên tin rằng tình huống hiện tại có thể xoay chuyển được bằng cách thay đổi thái độ làm việc.

Với những nhân viên luôn luôn đạt thành tích kém, bạn cần phải cho họ biết thế nào là kết quả làm việc tốt bởi họ có thể không biết mình đang làm việc không hiệu quả. Hãy phân tích rõ ràng cho họ. Hãy đặt ra cho họ những mục tiêu nhỏ. Cùng thống nhất với họ xem thế nào mới được gọi là thành công.

4. Luôn đặt ra thời hạn đánh giá

Khi bạn đã giao nhiệm vụ và thông nhất mục tiêu với nhân viên, đừng chỉ thống nhất mục tiêu thành tích bằng lời nói; hãy viết ra giấy cho nhân viên và bảo họ rằng: “Chúng ta sẽ cùng xem lại việc này sau x tháng.” Hãy nói với người đó bạn cần phải nghe về sự tiến bộ của họ từ những người khác nữa. Họ cũng cần phải đạt được sự chú ý và đánh giá của các đồng nghiệp trong thời hạn cụ thể.

5. Đảm bảo sự kém hiệu quả của nhân viên không làm ảnh hưởng đến người khác

Hãy đề nghị thẳng thắn các nhân viên làm việc hiệu quả nói ra suy nhĩ và vấn đề của họ đối với các nhân viên làm việc không hiệu quả. Hãy đảm báo đó là những cuộc đối thoại riêng tư và bí mật. Bạn đang cho những nhân viên tốt cơ hội để họ có thể làm tốt hơn, đồng thời tìm ra những rủi ro mà nhân viên không hiệu quả có thể mang lại cho những nhân viên tốt và hạn chế nó.

Một điều khác bạn cần luôn nhớ là không bao giờ được để sự không hiệu quả tồn tại ngày càng dài. Sai lầm mọi người thường mắc phải đó là họ không có những cuộc đối thoại cứng rắn để giải quyết các vấn đề gây ra sự không hiệu quả. Nếu bạn lơ là một chút, làm việc kém hiệu quả sẽ trở thành căn bệnh truyền nhiễm, môi trường làm việc sẽ trở nên lười nhác. Khi một nhân viên làm việc kém hiệu quả, những người khác cũng sẽ trở nên như vậy, đừng bao giờ để điều đó xảy ra trước khi mọi việc sẽ trở nên ngày càng tồi tệ.

>> Bí quyết quản trị để nhân viên hết lòng vì doanh nghiệp

Phạm Thế Mạnh

Phạm Thế Mạnh

Cùng chuyên mục
XEM