Dụng Binh pháp Tôn Tử trong quản lý kinh doanh sao cho đúng?
“Nghệ thuật chiến tranh” hay còn gọi là Binh pháp Tôn Tử là một trong những quyển sách nổi tiếng nhất mọi thời đại, được viết bởi tác giả Tôn Vũ của Trung Quốc vào khoảng thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên.
Một số lời khuyên trong đó tập trung khá hẹp và chi tiết về thời gian như là những điều các vị tướng nên làm khi đối mặt với các loại địa hình khác nhau. Dù vậy, rất nhiều lời khuyên đã được áp dụng vào lãnh đạo và quản lý thời nay dù nó đã trải qua hàng ngàn năm.
Tờ Business Insider đã rút ra một số lời khuyên hữu ích nhất trong kinh doanh từ tác phẩm kinh điển này. Chẳng hạn:
“Một tướng soái giỏi sẽ lấy lương thực ở nước địch. Ăn một chung gạo ở nước địch bằng 20 chung gạo ở nước nhà. Dùng một thạch cỏ ở nước địch bằng 20 thạch cỏ ở nước nhà”.
Ý kiến này có thể ứng dụng rộng rãi trong kinh doanh. Thứ có được với giá rẻ hoặc miễn phí sẽ có giá trị hơn nhiều so với mua bằng tiền rút từ tài khoản công ty hoặc từ tiền tiết kiệm. Trong thực tế, điều này có ý nghĩa rằng bạn nên tìm kiếm những thứ được định giá thấp và nên có sẵn những nguồn quỹ khi nhu cầu và giá cả đang ở mức thấp.
“Khi tham gia chiến đấu thực tế, nếu chiến thắng còn lâu mới đến thì vũ khí của binh lính sẽ cùn mòn, nhuệ khí của họ sẽ tắt dần. Nếu bạn bao vây một thị trấn, sức mạnh của bạn sẽ cạn kiệt".
Đây là một khái niệm đã được nhắc lại nhiều lần. Một dự án hoặc một ý tưởng kinh doanh được chuẩn bị quá lâu sẽ làm người ta chán nản và mệt mỏi, đối thủ sẽ biết quá rõ về nó, nó sẽ mất tính đột phá và những công ty đối thủ sẽ lợi dụng điều này.
“Chỉ nhìn thấy chiến thắng từ góc độ của đám đông không phải là đỉnh điểm của sự xuất sắc”.
Một chiến lược, sản phẩm hay khái niệm rõ ràng có thể đã được thực hiện. Những người giỏi nhất là những người thành công mà không thực sự được mọi người chú ý. Họ không chỉ trở thành một phần trong đời sống của mọi người, và cũng không dễ dàng có một bản sao khác.
“Những chiến binh thông minh biết tìm đến sự hiệu quả của sức mạnh tổng hợp mà không quan tâm quá nhiều đến cá nhân riêng lẻ. Vậy nên điều quan trọng là anh phải có khả năng lựa chọn đúng người và biết sử dụng sức mạnh tổng hợp đó”.
Một phần khác trong cuốn sách so sánh việc sử dụng sức mạnh tổng hợp với việc kéo những tảng đá. Nếu nhiều người cùng di chuyển một lúc để đẩy tảng đá thì sẽ nhanh hơn rất nhiều. Nhưng nếu một người chỉ hoạt động đơn lẻ, hoặc là sẽ rớt lại phía sau, hoặc là làm việc kém hiệu quả hơn, hoặc sẽ vượt trội và bỏ những người còn lại phía sau.
“Nếu anh yêu cầu người của anh cuộn những tấm áo khoác da của họ lại, bắt họ tuần hành trên quãng đường dài gấp đôi không kể ngày đêm, đi cả trăm lý để đạt được lợi thế cho mình, thì các tướng của cả ba quân sớm muộn cũng rơi vào tay kẻ địch”.
Một lý bằng khoảng 500m. Tôn Tử nói rằng nếu bạn làm như vậy, người mạnh nhất sẽ ở đằng trước, người kém hơn sẽ rớt lại phía sau và chỉ một số nhỏ sẽ chạm tới đích. Tạo một áp lực lớn để vượt qua đối thủ có thể đạt được ưu thế nhất thời, nhưng nó sẽ không thể tồn tại được lâu đâu.
Theo Phạm Uyên
Theo Một thế giới
Copy link
Link bài gốc
Lấy link!