“Chiêu” đối phó đồng nghiệp khó ưa

17/04/2015 14:48 PM | Quản trị

Luôn có một kẻ phá rối để đối phó tại nơi làm việc.

Nội dung nổi bật:

Hầu hết chúng ta đều từng gặp xui xẻo vì phải làm việc chung với một kẻ phá rối. Nếu muốn phòng tránh, hãy thực hiện những điều sau:

- Đưa ra một thông điệp nghiêm túc.

- Tạo ra chuẩn mực xử sự chung.

- Lập trường của người lãnh đạo.

- Cẩn thận với kẻ phá rối có chức vụ cao, cần trao đổi thẳng thắn bằng sức mạnh đám đông.

- Nhờ sự hỗ trợ từ phòng nhân sự hoặc tự giải thoát bản thân.


Hầu hết chúng ta đều từng gặp xui xẻo vì phải làm việc chung với một kẻ phá rối. Và một kẻ phá rối thật sự không chỉ là một người khiến bạn phiền toái và khổ sở khi làm việc chung mà còn là người thật sự khiến người khác mệt mỏi vì cứ lặp đi lặp lại những câu nói hay hành động khiến bạn cảm thấy vô cùng tức giận.

Hãy nghĩ về những người chuyên nói xấu sau lưng tại nơi làm việc hoặc những đồng nghiệp luôn tranh công của bạn – kẻ phá rối là người cư xử rất thánh thiện khi sếp ở đó, nhưng ngay lập tức cho bạn thấy những “mặt trái” trong tính cách thật của họ khi sếp vừa đi khỏi.

Nghe rất quen thuộc phải không?

Làm việc với một kẻ phá rối có thể gây ra những áp lực rất kinh khủng. Một nghiên cứu gần đây cho thấy 75% người Mỹ báo cáo về cảm giác căng thẳng trong công việc - chi phí sử dụng lao động của Mỹ tăng hơn 300 tỉ USD một năm vì những lý do nghỉ làm, năng suất thấp, chi phí y tế, chi phí chuyển đổi nhân viên, và nhiều thứ khác nữa. Đoán xem ai đã gây ra những căng thẳng này? Bạn nói đúng: tất cả là do những kẻ phá rối ở nơi làm việc.

Hãy nói không với những kẻ phá rối trong cuộc sống của bạn bằng cách áp dụng 5 “chiêu” này.

1. Đưa ra một thông điệp nghiêm túc

Cách phản ứng thông thường là tránh đối đầu với những kẻ phá rối – trong thực tế, 95% người lao động cố gắng làm điều này. Nhưng tránh né vấn đề không phải là cách để giải quyết nó.

Đối mặt với những người phiền phức bằng cách chỉ ra những gì họ làm đã cản trở bạn hoàn thành công việc của mình – vạch ra những ranh giới. Tuy bạn chọn cách đối đầu với những kẻ phá rối, hãy thực hiện nó một cách chuyên nghiệp và lịch sự.

Không gọi thẳng tên, không lên giọng, hoặc đổ lỗi.

2. Tạo ra một chuẩn mực xử sự chung.

Số đông luôn tiềm ẩn sức mạnh. Mọi người, gồm cả kẻ phá rối, nên gặp nhau để thống nhất về những quy luật cư xử phù hợp nơi làm việc – như không được phép chỉ tay vào người khác. Những quy luật sẽ có giá trị hơn khi tất cả mọi người đều tham gia vào việc tạo nó, và những kẻ phá rối sẽ đỡ cảm thấy mình đang bị tấn công cá nhân.

3. Người lãnh đạo phải có lập trường.

Bước lên chỗ đứng cao hơn và nhắc nhở, thực thi các hành vi thích hợp ở nơi làm việc và có trách nhiệm với những người không tuân theo các quy tắc ứng xử. Nếu bạn có một người sếp dường như không biết gì về vấn đề này (điều này xảy ra quá thường xuyên), bạn cần phải nói chuyện với anh ấy hoặc cô ấy về những hành vi bạn đã nhìn thấy rằng không phù hợp.

Hãy nói vì chính mình, không phải vì người khác (trừ khi những người khác muốn tham gia với bạn trong việc nói chuyện với sếp) và không nhắc đến tên kẻ phá rối (đây không phải là một phiên tòa xét xử kẻ đó). Đơn giản chỉ cần nói rằng các nhân viên cần được nhắc nhở về hành vi thích hợp và trách nhiệm cần thiết, đặc biệt là cho những hành vi phi đạo đức của kẻ phá rối.

4. Khi kẻ phá rối chính là sếp, hãy cẩn thận!

Sẽ phức tạp hơn nhiều nếu kẻ phá rối ở chỗ làm của bạn không chỉ là một đồng nghiệp, mà lại là sếp của bạn. Tỷ lệ các ông sếp không nhận ra những hành vi phá rối của chính mình là rất cao, trừ khi đã quá muộn. Cách tốt nhất để “khai sáng” cho anh ấy hoặc cô ấy là một cuộc họp nhóm.

Tạo ra một chuẩn mực chung – để những nhân viên có cùng búc xúc tham gia vào. Trước khi gặp sếp, hãy bàn bạc về những vấn đề đang khiến nhân viên muốn bỏ đi tìm công việc khác, và đặt sếp vào vị trí đó – một lần nữa, hãy làm điều này thật khéo léo.

Thường thì những vị sếp này sẽ hoàn toàn bất ngờ vì trước đó không nhận ra những hành động của họ lại ảnh hưởng tiêu cực đến nhóm như vậy, và sẽ xin lỗi về những hành vi đó, sau đó thì thay đổi.

5. Nhờ đến bộ phận nhân sự hoặc nghỉ việc

Một số ít những vị sếp sẽ từ chối thay đổi hành vi của họ, lúc này việc cần làm là yêu cầu sự giúp đỡ từ bộ phận nhân sự của bạn.

Nếu vẫn không có kết quả, hãy tìm một chỗ làm mới, nơi mà nhân việc được hỗ trợ và đánh giá cao. Đó là một sự thay đổi rất có giá trị, cực kỳ hiệu quả trong việc giảm tải căng thẳng và sẽ kéo dài tuổi thọ của bạn!

>> 5 cách để tránh bị xao nhãng trong công việc

Theo Dương Nguyễn

CTV Thinh OrientVN

Cùng chuyên mục
XEM