7 dấu hiệu 'kỳ quặc' của một doanh nhân giỏi
Sáng tạo, say mê ... luôn là bí quyết của thành công.
Hầu hết các bài báo viết về tố chất để trở thành doanh đều suy ra từ những người thành công trong những doanh nghiệp lớn như với các tính cách như kiên trì, có khả năng thuyết phục, tinh thần kỷ luật hay có đạo đức nghề nghiệp …
Nhưng trong suốt 25 năm, tôi đã nghiên cứu và phát hiện ra rằng sự thành công đáng kinh ngạc không phải nhờ những tính cách mà xã hội xem là chuẩn mực đó. Những người như John D. Rockefeller, Henry Ford và Oprah Winfrey đâu có thành công nhờ những lời khuyên đấy.
Thế nên, đừng tin những gì người khác nói về bạn, hoặc áp đặt cho bạn. Có thể những nhược điểm mà bạn nghĩ bạn không bước chân được lên con đường kinh doanh lại chính là tố chất để trở thành một doanh nhân thành đạt. Dưới đây là 7 dấu hiệu mà nhiều người xem là “tệ”, nhưng lại cho thấy bạn có thể trở thành một nhà kinh doanh giỏi
1. Không hài lòng với thực tại – Bạn không phải tuýp người bằng lòng với những gì đã có, thích ngồi yên một chỗ hay người khác bảo gì thì làm đấy. Bạn luôn muốn đổi mới, và đưa ra các ý kiến đóng góp cá nhân của mình kể cả khi không được yêu cầu.
2. Dễ chán nản - Bạn tự thấy mình dễ nản, và người khác nhìn bạn như có vấn đề. Nhưng chẳng có vấn đề gì cả. Chẳng qua bạn chán những việc không xứng tầm với khả năng của mình, hay không đủ thách thức. Đấy là lý do tại sao bạn ghét các tiết học ở trường. Thử nghĩ về Bill Gates, bỏ trường đại học để trở thành người đàn ông giàu nhất thế giới.
3. Bị sa thải – Đôi lúc bạn đóng góp nhiều ý kiến sáng tạo nhưng vấp phải sự phản đối, vì thực tế bạn đang làm việc cho người khác hơn là bản thân, và hậu quả của việc “lắm chuyện “ đó có thể là bị sa thải. Ngạn ngữ nói rằng "Cây cao thì dễ gặp gió lớn" là vì vậy. Bạn không muốn chỉ là một bánh răng nhỏ, mà muốn tạo ra một thứ truyền cảm hứng cho người khác và người khác có thể đóng góp cho nó. Nhưng mà liều lĩnh cũng là bí quyết để thành công như Richard Branson, hay Mark Cuban
4. Nổi loạn – Vĩ đại thường không đi kèm với sự tuân thủ. Bạn không nghĩ chính sách, luật pháp, quy định là áp dụng cho bạn. Bạn được xem như người nổi loạn, phá luật, sẵn sàng thách thức tất cả. Một doanh nhân giỏi là người sẵn sàng thách thức với những gì được coi là "chân lý".
5. Không có khiếu nói chuyện phiếm - Bạn cảm thấy không thoải mái khi nói chuyện phiếm với người khác. Kiểu xây dựng quan hệ xã hội thế này khiến bạn không thoải mái, và cảm thấy lãng phí thời gian. Có thể khi trở thành một doanh nhân rồi, bạn vẫn không thích, nhưng lúc đó, vì công việc, vì mục tiêu khác lớn hơn mà những sở thích kiểu này có thể tạm gác sang một bên.
6. Bị bắt nạt – Khi còn là đứa trẻ, hay ở tuổi teen, bạn có thể bị chỉ trích, chê bai, thậm chí bị bắt nạt. Chính điều này khiến bạn có mong muốn được thể hiện mình, để chứng minh tầm quan trọng của bạn với thế giới, "rồi một ngày nào đó, cả thế giới sẽ biết ta là ai".
7. Ám ảnh – Bạn thường xuyên vì ám ảnh bởi các ý tưởng, hoặc việc gì đó, thậm chí đó là một việc điên rồ. Khi bắt tay vào làm là bạn bị cuốn theo. Thậm chí, đêm ngủ còn mơ về việc đó. Đừng nghe ai nói bạn có vấn đề về thần kinh. Tất cả những doanh nhân giỏi đều say sưa với công việc và ý tưởng như vậy. Howard Schultz say mê với Starbucks thậm chí khi cả gia đình thuyết phục ông từ bỏ. Niềm say mê vẫn là yếu tố quan trọng nhất đem lại sự thành công của một doanh nhân.
>> 8 điểm chung của những người thành công
Hải Thanh