6 điều họ nói dối bạn trong các trường kinh tế

20/05/2015 16:48 PM | Quản trị

Mối quan hệ. Cộng đồng. Cố vấn. Ngập tràn trong những lý thuyết quản lý, chiến lược kinh doanh và dự báo tài chính.

Lợi ích từ việc có một tấm bằng kinh tế muôn màu muôn vẻ. Nhưng nhiều người sở hữu MBA và đối tác của họ có thể chứng thực rằng có nhiều điều sai lầm đã được dạy ở trong trường

Đơn giản là một số bài học kinh doanh không thể được giảng dạy trong phạm vi lớp học; những trường hợp nghiên cứu, lý thuyết và công thức không phải luôn luôn đúng trong thực tế. Và những doanh nhân thành công là những người đều đã nhận được những thất bại, họ tự học từ những thất bại đó và áp dụng những bài học này cho dự án tiếp theo.

Chúng tôi đã nói chuyện với những doanh nhân thành công và mới nổi chia sẻ những điều họ cho rằng là những lời nói dối lớn nhất vẫn được duy trì trong các chương trình đào tạo kinh tế. Và đây là những gì họ nói.

1. Phác thảo tất cả ngay từ ban đầu

Các trường kinh tế đều nhấn mạnh việc lập kế họach (lập kế hoạch và lập kế hoạch). Nhưng một khi bạn đã vào guồng điều hành một công ty, thậm chí một thay đổi nhỏ trong ngành có thể phá hỏng ngay một bản kế hoạch đẹp đẽ.

Kristin Smith, CEO của Code Fellows, công ty phát triển phần mềm tại Seatle cho biết: “Trong học tập, có một cách rõ ràng và dễ hiểu để chiến thắng. Nhưng kinh doanh không phải là một đường tuyến tính. Thay vào đó, nó lộn xộn và khó dự đoán, cần phải thực hiện liên tục chu trình thử nghiệm đúng, sai”

Tất nhiên là việc học về kinh tế sẽ trang bị cho bạn những công cụ cần thiết để vận hành công ty. Smith, tốt nghiệp MBA năm 2003, MIT Sloan School of Management, cho rằng “Nhưng có nhiều cấp độ mà ở đó bạn cần phải điều chỉnh liên tục”.

Tránh suy nghĩ cũng như kỹ thuật hoá quá mức ý tưởng của bạn. Thời gian có thể đứng im trong lớp nhưng thị trường thì không.

2. Bạn có thể phân tích theo cách của mình để có một ý tưởng tốt

Ở trường học, dữ liệu là tất cả. Nhưng nhiều người đã tốt nghiệp nhận ra rằng, bạn không thể chỉ dùng một bảng tính để có được một sản phẩm hay dịch vụ thành công

Katherine Long, cựu sinh viên trường Đại học Pennsylvania Wharton, bắt đầu một hoạt động kinh doanh với Ilustria Designs vào năm 2013, ngay khi vừa tốt nghiệp. Chắc chắn là những bài tập kiểm tra A/B trong lớp học đều có hướng dẫn. Nhưng khi vào thực tế kinh doanh, cô phải tự nắm bắt nhu cầu của bản thân và bạn cùng lớp: thiết kế những logo, website và ứng dụng mobile và những tài liệu maketing khác chất lượng cao nhưng giá cả phải chăng.

Long cho rằng, “Đây là việc thường xuyên xảy ra với hầu hết doanh nhân. Bạn gặp vấn đề và phải tự tìm cách để giải quyết vấn đề đó. Bạn phải kết nối tốt với trực giác và sự sáng tạo, bởi vì không phải lúc nào bạn cũng có đủ dữ liệu”. “Đó không phải là công thức mà là nghiên cứu thực tế, sẵn sàng lắng nghe và học hỏi”.

3. Để làm điều mình thích, bạn cần phải trả giá bằng việc làm những việc mình không thích

Bạn không cần phải làm việc cho các công ty trước khi bắt đầu kinh doanh mặc dù đó điều đó có thể đi ngược lại lời khuyên của các giáo sư trong trường.

Không như các bạn cùng lớp, Long đã bỏ qua cơ hội làm việc cho Wall Street sau khi tốt nghiệp. “Kiên trì và can đảm” là những gì cần để thành công. Illustria Designs, hiện có 20 nhân viên và đạt 1 triệu USD doanh thu.

Abby Falik, tốt nghiệp Havard Business School, cũng chọn việc từ bỏ một công việc ở một tập đoàn để chọn hướng đi riêng cho mình. “Có rất nhiều người bạn của tôi, hiện đang làm việc trên 5 năm cho các công ty vẫn đang tự đặt câu hỏi về con đường mà họ được khuyến khích đi khi tốt nghiệp”. Falik đang điều hành công ty chính công ty mà cô thành lập khi vừa học xong MBA.

4. Bạn cần phải kiếm tiền trước khi tận hưởng niềm đam mê của mình

Đó là điều mà Falik được dạy ở trường: Kiếm tiền trước; sau đó mới tập trung vào ước mơ của mình

Falik, có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực phát triển và giáo dục đã phớt lờ bài học này. Năm 2008, sau khi tốt nghiệp trường kinh tế, cô thành lập Global Citizen Year tại Oakland, Calif, một tổ chức phi lợi nhuận lựa chọn và đào tạo học sinh tốt nghiệp trung học tham gia “gap year” tại các quốc gia phát triển. Tài chính ban đầu rất eo hẹp, đặc biệt là với các khoản vay của sinh viên. Nhưng để duy trì tổ chức, Falik chuyển đến ở với bố mẹ, sử dụng tài khoản tiết kiệm của mình và tận dụng một số ít các khoản tài trợ. “Chẳng có lý do gì để trì hoãn đam mê của mình”

Sau đó, Global Citizen Year đã gây 8.5 triệu USD quyên góp và tài trợ, cùng với 5.5 triệu USD học phí và lệ phí chương trình, và Falik yêu thích công việc của mình. Quan trọng hơn, tổ chức của Falik đã gửi gần 500 sinh viên tốt nghiệp trung học đến Mỹ Latinh và Châu Phi; kế hoạch sắp tới là các chương trình tại Ấn Độ, Trung Đông và Trung Quốc.

5. Bạn cần huy động vốn từ các công ty quỹ, tài chính

Các trường kinh tế quá chú trọng vào việc gây vốn từ các nhà đầu tư và các quỹ đầu tư mạo hiểm, Bob Gillespie, doanh nhân, tốt nghiệp MBA năm 2011 tại University Chicago Booth School of Business, CEO của Conference Software Solutions cho biết “Huy động vốn từ các tổ chức khó khăn và mất nhiều thời gian”. Tốt hơn hết là hãy tận dụng nguồn lực từ gia đình, bạn bè.

Chắc chắn rằng sẽ có lúc cần đến các công ty quỹ, tài chính trong chu kỳ kinh doanh. Nhưng khi bạn đang ở giai đoạn ban đầu xây dựng công ty, bạn cần tập trung vào việc hiểu thị trường, nhu cầu khách hàng (sức mua), khác biệt giữa bạn và đối thủ và chứng minh mô hình kinh doanh của bạn.

“Tất cả những điều đó quan trọng hơn. Và sau đó tôi đã có 5 triệu USD”, Gillespie hiện đang dạy kinh doanh tại 1871, không gian làm việc cộng đồng tại Chicago. Anh cho biết thêm, nhà đầu tư muốn đầu tư cho mô hình kinh doanh đã được chứng minh doanh thu, thị trường tiềm năng chứ không phải là ý tưởng chưa được kiểm chứng.

6. Làm việc chăm chỉ là chìa khoá chính dẫn đến thành công

Thật ra, làm việc chăm chỉ chỉ là một trong nhiều yếu tố. Tanner Agar, tốt nghiệp Texas Christian University’s Neeley School of Busines, CEO của The Chef Shelf, chia sẻ thẳng thắn về thành quả của doanh nhân khi họ làm việc chăm chỉ nhiều giờ và cống hiến toàn bộ cho doanh nghiệp của mình.

“Nhìn từ góc độ khát vọng thì điều đó rất tuyệt”. “Nhưng tôi không nghĩ rằng điều đó giúp bạn chuẩn bị cho những gì bạn sẽ thật sự đối mặt”

Áp lực, thiếu tự tin và thậm chí là trầm cảm là nhiều trong số những cảm xúc mà những người khởi nghiệp lần đầu sẽ gặp. Agar cho rằng, không may rằng việc pha trộn nhà đầu tư và nhân viên-chưa kể đến người thân của bạn, người muốn bạn có “một công việc thực sự”, có thể làm trầm trọng thêm vấn đề. Trong khi các trường kinh tế đề cao việc cống hiến và tự thân vận động thì các chuyên gia sức khoẻ lại nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì sự cân bằng và giải phóng căng thẳng.

Đối với Agar, việc đến văn phòng vườn ươm công nghệ làm việc với những người trẻ giúp ông đẩy lùi căng thẳng của những giờ làm việc liên tục. “Thật tuyệt khi có những tình bạn thân thiết”. “Nếu không có họ, sẽ khó khăn hơn rất nhiều”

>> Trường kinh doanh Harvard đang bán chất xám như thế nào?

Trang Nguyễn

Thúy-Ctv Thu Trang

Cùng chuyên mục
XEM