2 vấn đề nhân sự nan giải của các startup hậu 'trăng mật’

25/06/2015 19:30 PM | Quản trị

Sau giai đoạn trăng mật ngắn ngủi thường gặp phải một loạt vấn đề về nhân sự, kinh doanh, sản phẩm- dường như mọi thứ đều có vấn đề.

Đối với một dự án khởi nghiệp, khó khăn nhất là giai đoạn mở đầu từ việc hiện thực hóa ý tưởng cho đến gọi vốn thành công. Giai đoạn nhận được vốn, có đủ điều kiện để thỏa sức làm những điều ấp ủ có thể xem là thời kỳ trăng mật ngọt ngào của các startup. Thế nhưng thực tế cho thấy hầu hết các doanh nghiệp sau giai đoạn ngắn ngủi này thường gặp phải một loạt vấn đề về nhân sự, kinh doanh, sản phẩm- dường như mọi thứ đều có vấn đề.

Sau đây là 2 vấn đề nhân sự lớn họ thường gặp phải và cách giải quyết được chuyên gia marketing tại thung lũng Silicon Guy Kawasaki chỉ ra.

Một người sáng lập không được việc

Tại sao startup vướng phải vấn đề này? Trong những ngày mới thành lập của nhiều tổ chức, bằng cấp quan trọng cho những vị trí chủ chốt là điều dễ gặp và được tin là làm nên chuyện. Ví dụ, một người bạn cùng phòng hồi đại học với bạn trở thành “giám đốc phụ trách kỹ thuật” vì anh ta là lập trình viên duy nhất bạn biết. Tuy nhiên, giờ là lúc anh ta phải tạo nên một sản phẩm có thể cạnh tranh được và phải thực hiện những nguyên tắc quan trọng, nhưng anh ta lại thất bại và một số nhân viên muốn anh ta rời khỏi vị trí này.

Cần phải làm gì? Bạn có thể đơn giản là sa thải anh ta. Điều này có vẻ không được nhân văn cho lắm, nhưng cũng không thể giữ lại anh ta cho tới khi anh ta hủy hoại công ty. Hãy xem kết thúc này như bước cuối cùng không mấy dễ chịu cho tất cả mọi người.

Cho tới lúc đó, hãy cứ giả định rằng anh ta cũng làm tốt một số nhiệm vụ nào đó. Điều cần làm là chuyển anh ta tới vị trí mà anh ta có thể đạt được thành công. Điều này thường liên quan tới chuyện giáng cấp, nhưng đó cũng là khó khăn đối với anh ta và là một tiền lệ cho tất cả mọi người. Nếu người ta không muốn thì đó là lời chào tạm biệt. Hãy nhớ “danh hiệu” nhà sáng lập chỉ đem lại cổ tức cho một người, chứ không đem lại sự miễn nhiệm cho người đó.

Hãy xem lại dự án khởi nghiệp kinh điển là Facebook. Ai cũng biết đến Mark Zuckerberg và Dustin Moskovitz là đồng sáng lập nên Facebook nhưng ít người nhớ đến Eduardo Saverin, Andrew McCollum, Chris Hughes cũng là 3 người đồng sáng lập cùng 2 nhân vật nổi tiếng kia hay hiện diện tại Facebook đến thời điểm này.

Nhóm chúng tôi không hòa thuận

Tại sao startup gặp vấn đề này? Bạn gặp phải vấn đề này bởi nó là điều vẫn luôn xảy ra trong cuộc sống. Các doanh nghiệp mới hình thành là những đống hỗn độn. Mọi thứ đều có vấn đề. Mọi người trong công ty không hòa thuận với nhau. Nếu mọi thứ dễ dàng thì ai cũng có thể xây dựng một doanh nghiệp và trở nên giàu có.

Giải quyết thế nào? Hãy tìm hiểu vấn đề. Bạn tiếp tục đưa ra ý kiến. Bạn thử tìm kiếm kinh nghiệm từ bên ngoài để có cái nhìn mới. Chằng viên đạn thần nào có thể giải quyết được vấn đề này- đơn giản là cần phải có thời gian. Hãy dùng khoảng thời gian đó để hoàn thiện sản phẩm và đạt doanh số vief không hòa thuận chỉ khiến bạn trượt vào kinh doanh kém. Nếu kinh doanh phát đạt, có thể nhóm sẽ hòa thuận.

Một điều bạn không được làm là kết tội mọi người vì bạn muốn hoặc là tạo tiền lệ, hoặc là chứng tỏ cho mọi người là bạn có thể đưa ra những quyết định cứng rắn hoặc bỏ qua vấn đề đó. Bạn nên cho mọi người cơ hội thứ 2. Thậm chí cơ hội thứ 3. Hãy tập trung vào điều tích cực: Mọi người có thể giúp tổ chức như thế nào chứ không phải tổn hại tổ chức ra sao.

Bạn có nghĩa vụ về mặt đạo đức là cho tất cả mọi người một cơ hội để thay đổi cách thức của họ và có thể đạt được thành công. Nếu không hoàn thành được nghĩa vụ này thì bạn đang truyền đi một thông điệp không có chủ đích: “Ai cũng có thể đi, đừng làm tôi khó chịu”.

Thảo Nguyên

Cùng chuyên mục
XEM