Ông Trump 'thẳng tay' áp thuế, nước nào ảnh hưởng nặng nề nhất?

03/04/2025 15:53 PM | Kinh tế vĩ mô

Việt Nam, Thái Lan và Malaysia nằm trong nhóm nước chịu ảnh hưởng nặng nhất bởi chính sách thuế quan của Mỹ. Các quốc gia đang tìm cách đàm phán để ứng phó tình hình.

Ngày 2/4 (giờ Mỹ), ông Trump tuyên bố mức thuế quan áp dụng cho hàng nhập khẩu Mỹ. Với mức sàn 10%, cộng thêm phần trăm thuế mà ông Trump cho là thuế quan "có qua có lại", nhiều nước chịu ảnh hưởng nặng.

Sáu trong số 9 quốc gia Đông Nam Á nằm trong danh sách áp dụng mức thuế quan cao hơn nhiều so với dự đoán, dao động từ 32 - 49%. Mức thuế này vượt xa con số 20% mà Liên minh châu Âu (EU) đang gánh chịu. Điều này đặt khu vực Đông Nam Á - quốc gia vốn được xem là trung tâm sản xuất mới của thế giới vào tình thế khó khăn chưa từng có.

Thủ tướng Phạm Minh Chính lập "tổ phản ứng nhanh"

Việt Nam vốn có mối quan hệ thương mại sâu rộng với Mỹ đang bị đánh thuế lên tới 46%, là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nhất về thuế quan. Đây là cú sốc lớn khi xuất khẩu Việt Nam sang Mỹ năm 2024 đạt 142 tỷ USD, tương đương 30% tổng sản phẩm quốc nội (GDP).

Với sự hiện diện của nhiều tập đoàn đa quốc gia như Apple (AAPL.O), Nike (NKE.N) và Samsung Electronics (005930.KS), Việt Nam đang chịu ảnh hưởng trong cuộc chiến thương mại.

Phản ứng trước tình hình, sáng nay (3/4), Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành đánh giá tình hình, thảo luận về các giải pháp trước mắt và lâu dài.

Thủ tướng nhấn mạnh đây cũng là cơ hội khẳng định bản lĩnh, sức mạnh của dân tộc; cơ hội cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng phát triển nhanh nhưng bền vững, xanh hóa, số hóa, dựa vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo; thúc đẩy xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả; thúc đẩy mở rộng thị trường, đa dạng hóa thị trường, sản phẩm, chuỗi cung ứng; thúc đẩy nội địa hóa; thúc đẩy khai thác thị trường, tài nguyên trong nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên không thay đổi.

Ông Adam Sitkoff - Giám đốc điều hành Phòng Thương mại Mỹ tại Hà Nội - chia sẻ: “Tôi hy vọng các cuộc đàm phán tiếp tục tìm ra giải pháp giảm thiểu hoặc hạn chế tác động của bất kỳ mức thuế quan mới nào”.

Thái Lan, Campuchia và Malaysia ảnh hưởng nặng nề

Tình trạng tương tự xảy ra ở các quốc gia láng giềng. Thái Lan, nơi bị áp mức thuế 37% - cao hơn nhiều so với mức 11% mà họ kỳ vọng - đang tìm kiếm con đường đàm phán.

Ông Trump 'thẳng tay' áp thuế, nước nào ảnh hưởng nặng nề nhất?- Ảnh 1.

Việt Nam và nhiều nước Đông Nam Á chịu ảnh hưởng nặng bởi chính sách thuế quan của ông Trump.

Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra cho biết: “Chúng ta phải đàm phán và đi vào chi tiết. Chúng ta không thể để tình hình đến mức không đạt được mục tiêu GDP”.

Trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế chỉ đạt 2,5% vào năm ngoái và bị kìm hãm bởi nợ hộ gia đình tăng cao, Thái Lan đang đặt kỳ vọng vào mức tăng trưởng 3% trong năm nay. Bộ trưởng Thương mại Thái Lan Pichai Naripthaphan bày tỏ sự lạc quan: “Chúng tôi rất hy vọng các cuộc đàm phán sẽ diễn ra tốt đẹp, nhờ mối quan hệ tốt đẹp giữa Thái Lan và Mỹ”.

Malaysia - quốc gia chịu mức thuế thấp hơn (24%) - tuyên bố sẽ không trả đũa thương mại, đồng thời khẳng định Bộ Thương mại sẽ tích cực làm việc với Mỹ để “tìm kiếm các giải pháp duy trì tinh thần thương mại tự do và công bằng”.

Tình hình tại Campuchia thậm chí còn nghiêm trọng hơn khi mức thuế 49% có nguy cơ gây tổn hại nặng nề đến ngành may mặc và giày dép - hai lĩnh vực xuất khẩu chủ lực của nước này.

Một cố vấn đầu tư giấu tên tại Phnom Penh cho biết: “Đây là tình hình rất rất nghiêm trọng đối với nền kinh tế. Campuchia không thể đưa ra bất cứ công cụ đàm phán nào và sẽ phải xếp hàng rất dài".

Theo Reuters

Theo Trạch Dương

Cùng chuyên mục
XEM

NỔI BẬT TRANG CHỦ

Thủ tướng: Chống nhập khẩu hàng hóa từ nước thứ 3 để xuất khẩu sang Mỹ

Theo Thủ tướng, giải quyết vấn đề thuế quan với Mỹ cần tính đến tổng thể chung của kinh tế đối ngoại Việt Nam và không ảnh hưởng tới các thị trường khác

Tiến sĩ RMIT: Việt Nam cần thực thi nghiêm ngặt quy tắc xuất xứ

Theo tiến sĩ Chu Thanh Tuấn - Phó chủ nhiệm nhóm ngành Cử nhân kinh doanh, Đại học RMIT Việt Nam, một trong những chiến lược dài hạn Việt Nam là kiểm soát chặt xuất xứ để ngăn chặn việc hàng hóa nước khác "đội lốt" hàng Việt. Ông cho rằng, đây là vấn đề nhạy cảm với giới chức thương mại Mỹ và nếu không kiểm soát tốt, Việt Nam có thể phải đối mặt với các hình phạt bổ sung.

Tác giả ‘Cha giàu, cha nghèo’ từng khuyên: Hãy mua vàng, đừng tích tiền trong thời khủng hoảng!

"Với tôi, trong thời khủng hoảng thì vàng, bạc mới là tài sản thực sự chứ không phải tiền mặt", ông Kiyosaki nhấn mạnh.

Không muốn “oằn mình” gánh nợ mua nhà, người trẻ chọn cách đi thuê

Trong bối cảnh giá nhà không ngừng leo thang, nhiều người trẻ Việt Nam đang dần rẽ hướng sang lựa chọn thuê nhà thay vì “gồng mình” vay nợ để mua nhà.