Ông Hoàng Nam Tiến báo động: Học sinh dùng AI giải bài tập, tương lai làm nô lệ của AI

26/03/2025 16:12 PM | Công nghệ

Ông Tiến khẳng định: "AI không thay thế con người, nhưng những người biết sử dụng AI sẽ thay thế những người không biết dùng nó".

Ngày 23/3, Trường TH&THCS FPT Đà Nẵng đã tổ chức thành công ngày hội Open Day 2025, thu hút hơn 3.000 học sinh, phụ huynh và giáo viên tham gia trải nghiệm.

Điểm nhấn của sự kiện là hội thảo "Ứng dụng AI trong việc học của con" với sự tham gia chia sẻ của ông Hoàng Nam Tiến, Phó Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học FPT. Ông Tiến đã đưa ra những nhận định về tác động của trí tuệ nhân tạo (AI) đối với giáo dục.

Tại đây, ông Tiến đã chia sẻ thế giới đang thay đổi rất nhanh, nhanh đến mức chính những người làm công nghệ cũng bất ngờ. Ông đặt ra câu hỏi cho các bậc phụ huynh: "Liệu bao nhiêu người biết rằng con mình đang sử dụng điện thoại di động để giải bài tập về nhà mỗi ngày bằng ChatGPT?".

Ông Tiến bày tỏ sự "choáng váng" trước thực trạng học sinh sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để hoàn thành bài tập, và nhấn mạnh rằng cả giáo viên lẫn phụ huynh đều không thể "làm ngơ" trước vấn đề này.

Theo ông Hoàng Nam Tiến: "Như thế quá nguy hiểm cho thế hệ tương lai. Thay vì làm chủ, các con của chúng ta sẽ trở thành nô lệ của trí tuệ nhân tạo".

Ông Tiến khuyến cáo rằng học sinh cần tự mình suy nghĩ, tự mình học hành, có thể tận dụng AI để tìm kiếm thông tin, nhưng không nên phụ thuộc hoàn toàn vào công cụ này để giải bài tập. Chỉ như vậy, các em mới có thể quen làm chủ AI.

Dựa trên báo cáo "Tương lai việc làm năm 2025" của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, ông Tiến chỉ ra rằng 41% doanh nghiệp có kế hoạch cắt giảm nhân sự vào năm 2030 do sự phát triển của AI. AI cũng có thể thay thế 92 triệu việc làm, ông cho biết, đó có thể là những công việc phổ biến hiện nay như lái xe công nghệ, kế toán, nhân sự, ngân hàng,.…

Ông Tiến cho rằng vấn đề cốt lõi không nằm ở việc AI có thể thay thế con người, mà là liệu chúng ta có biết cách biến công nghệ này thành "đòn bẩy" cho tư duy hay không. Ông khẳng định: "AI không thay thế con người, nhưng những người biết sử dụng AI sẽ thay thế những người không biết dùng nó".

Theo ông, việc cấm đoán học sinh sử dụng AI là không khả thi. Thay vào đó, chúng ta cần giúp các em nhận thức rằng AI có thể trở thành người bạn đồng hành hữu ích. Ông ví von: "Chúng ta không nên biến AI thành 'con ngáo ộp', mà hãy biến nó thành 'con sen' phục vụ chúng ta".

Ông Tiến đề xuất rằng giáo dục cần đi trước một bước, bằng cách dạy học sinh cách biến AI thành công cụ hỗ trợ học tập hiệu quả. Đồng thời, ông nhấn mạnh tầm quan trọng của việc rèn luyện tư duy phản biện cho trẻ, xem đây là "kim chỉ nam" giúp các em vững vàng trước luồng thông tin khổng lồ trên không gian mạng.

Theo Ngọc Điệp

Cùng chuyên mục
XEM

NỔI BẬT TRANG CHỦ

Thủ tướng: Chống nhập khẩu hàng hóa từ nước thứ 3 để xuất khẩu sang Mỹ

Theo Thủ tướng, giải quyết vấn đề thuế quan với Mỹ cần tính đến tổng thể chung của kinh tế đối ngoại Việt Nam và không ảnh hưởng tới các thị trường khác

Tiến sĩ RMIT: Việt Nam cần thực thi nghiêm ngặt quy tắc xuất xứ

Theo tiến sĩ Chu Thanh Tuấn - Phó chủ nhiệm nhóm ngành Cử nhân kinh doanh, Đại học RMIT Việt Nam, một trong những chiến lược dài hạn Việt Nam là kiểm soát chặt xuất xứ để ngăn chặn việc hàng hóa nước khác "đội lốt" hàng Việt. Ông cho rằng, đây là vấn đề nhạy cảm với giới chức thương mại Mỹ và nếu không kiểm soát tốt, Việt Nam có thể phải đối mặt với các hình phạt bổ sung.

Tác giả ‘Cha giàu, cha nghèo’ từng khuyên: Hãy mua vàng, đừng tích tiền trong thời khủng hoảng!

"Với tôi, trong thời khủng hoảng thì vàng, bạc mới là tài sản thực sự chứ không phải tiền mặt", ông Kiyosaki nhấn mạnh.

Không muốn “oằn mình” gánh nợ mua nhà, người trẻ chọn cách đi thuê

Trong bối cảnh giá nhà không ngừng leo thang, nhiều người trẻ Việt Nam đang dần rẽ hướng sang lựa chọn thuê nhà thay vì “gồng mình” vay nợ để mua nhà.