Ô tô giá rẻ nhập về sụt giảm mạnh vì 2 lý do này

21/05/2017 09:21 AM | Xã hội

Xe nhập từ Ấn Độ giảm mạnh do Hyundai Grand i10, dòng xe được nhập nhiều từ Ấn Độ trong quý 1, đã chính thức ngừng sản xuất và Hải quan tăng cường kiểm tra ngăn chặn nạn khai báo giá thấp để gian lận thuế.

Theo thống kê của VAMA, 4 tháng đầu năm 2017, doanh số bán ô tô toàn thị trường đạt 86.671 chiếc, tăng không đáng kể (1,5%) so với cùng kỳ năm trước.

4 tháng đầu năm, doanh số bán hàng của xe lắp ráp trong nước giảm 5,1% so với cùng kỳ quý 2017, trong khi lượng xe nhập khẩu bán ra tăng 23,9%. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, lượng xe nhập khẩu từ Thái Lan và Indonesia trong khoảng thời gian này tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2016, mức tăng lần lượt 18,3% và 534,9%.

Đáng chú ý là lượng ô tô nhập từ Ấn Độ chỉ trong quý 1 đã tăng gấp 4 lần so với cùng kỳ năm trước, dù không được hưởng chính sách ưu đãi thuế nhập khẩu. Tuy nhiên, so với tháng 3/2017, số lượng xe ô tô nhập về trong tháng 4 giảm đột biến, từ 3.704 chiếc xuống chỉ còn 176 chiếc.

Theo VAMA, có hai nguyên nhân lý giải cho hiện tượng xe nhập từ Ấn Độ giảm mạnh. Thứ nhất, Hyundai Grand i10, dòng xe được nhập nhiều từ Ấn Độ trong quý 1, đã chính thức ngừng sản xuất. Thứ hai, Tổng cục Hải quan tăng cường kiểm tra, xác định trị giá đối với mặt hàng ô tô nhập khẩu, bao gồm cả ô tô Ấn Độ nhập khẩu có giá khai báo thấp hơn cơ sở dữ liệu giá, nhằm ngăn chặn tình trạng gian lận.


Doanh số bán xe nhập khẩu và xe lắp ráp trong nước. Nguồn: VAMA, CTCK Rồng Việt.

Doanh số bán xe nhập khẩu và xe lắp ráp trong nước. Nguồn: VAMA, CTCK Rồng Việt.

Mặc dù vậy, thị trường xe ô tô được dự báo sẽ tiếp tục sôi động trong những tháng tới do các nhà phân phối sẽ tiếp tục hạ giá bán xe và đưa ra các chương trình ưu đãi. Bên cạnh đó, lượng xe nhập khẩu nguyên chiếc sẽ tiếp tục đà tăng trưởng, trong khi xe lắp ráp trong nước sẽ giảm sản lượng mạnh do một số DN ô tô như Ford, Toyota và Honda cắt giảm số dòng xe lắp ráp trong nước, chuyển qua nhập khẩu nguyên chiếc từ Thái Lan và Indonesia. Tuy nhiên, nhu cầu tiêu thụ có thể vấp phải tâm lý chờ đợi của người tiêu dùng.

Trong đó, phân khúc tiêu thụ xe du lịch chỉ tăng 10,1%, trong khi xe thương mại và xe chuyên dụng lại giảm lần lượt là 7,6% và 18,3%.


Số lượng xe ô tô nhập khẩu nguyên chiếc vào Việt Nam trong 4 tháng đầu năm của 3 năm gần đây. Nguồn: VAMA, CTCK Rồng Việt.

Số lượng xe ô tô nhập khẩu nguyên chiếc vào Việt Nam trong 4 tháng đầu năm của 3 năm gần đây. Nguồn: VAMA, CTCK Rồng Việt.

Nguyên nhân có sự gia tăng trong lượng xe du lịch bán ra chủ yếu là do giá bán giảm. Nhờ thuế suất nhập khẩu ô tô từ các nước trong ASEAN giảm từ 40% còn 30%; và thuế tiêu thụ đặc biệt giảm từ ngày 1/1/2017 giảm từ 40% xuống 35% đối với xe dung tích xi lanh dưới 1.5L; giảm từ 45% xuống 40% đối với xe dung tích xi lanh từ 1.59L đến 2.0L.

Một số DN ô tô lớn ở Việt Nam đã chuyển sang nhập xe nguyên chiếc để có giá thành rẻ hơn. Đồng thời, các hãng bán các loại xe lắp ráp trong nước cũng buộc giảm giá theo, chấp nhận giảm bớt lợi nhuận để tăng doanh thu và giữ thị phần trước các đối thủ cạnh tranh.

Tuy nhiên, nếu xét riêng trong tháng 4, tăng trưởng chững lại khi giảm 25,0% so với số lượng xe bán ra tháng 3/2017, do không thể tránh khỏi tâm lý chờ đợi mua xe với mức giá rẻ hơn của người tiêu dùng.


Kết quả bán hàng của ngành ô tô Việt Nam trong 4 tháng đầu năm giai đoạn 2013-2017. Nguồn: VAMA, CTCK Rồng Việt.

Kết quả bán hàng của ngành ô tô Việt Nam trong 4 tháng đầu năm giai đoạn 2013-2017. Nguồn: VAMA, CTCK Rồng Việt.

Theo báo cáo bán hàng của VAMA, tổng doanh số bán hàng tính đến hết tháng 4/2017 của các thành viên đạt 74.329 chiếc, chiếm 85,8% thị trường tiêu thụ, và tăng nhẹ 1,0% so với cùng kỳ năm trước.

Toyota Việt Nam vươn lên vị trí dẫn đầu chiếm 22,5% thị phần với doanh số 17.672 chiếc, tăng 6,5% so với cùng kỳ. Thaco Trường Hải xếp thứ 2 chiếm, 19,7% thị phần khi bán được 15.455 chiếc, tăng 1,2% so với cùng kỳ.

Các hãng ô tô phân phối chủ yếu là xe du lịch đều ghi nhận tăng trưởng, trong đó cao nhất là TCIEV, doanh nghiệp chuyên cung cấp dòng xe Nissan, với mức tăng 164,7% so với cùng kỳ 4 tháng đầu năm trước.

Ngược lại, các hãng xe có phân khúc chính là các dòng xe thương mại và chuyên dụng lại giảm doanh số đáng kể như HINO giảm 34,8%, Hyundai giảm 29%, SAMCO giảm 22,5%,

Theo Hiền Anh

Cùng chuyên mục
XEM