Những thực phẩm 'đại bổ' nhưng ăn nhiều lại gây hại: 90% chúng ta đều nhầm lẫn
Dưới đây là 6 loại thực phẩm nổi tiếng về giá trị dinh dưỡng, nhưng được chuyên gia khuyến cáo rằng dù bổ đến mấy cũng không nên ăn nhiều.
Từ trước đến nay, nhiều người vẫn luôn tin rằng một chế độ ăn uống lành mạnh đồng nghĩa với việc hạn chế ăn đồ dầu mỡ, tăng cường ăn nhiều đồ bổ.
Nhưng ít ai biết rằng, có những loại thực phẩm bổ dưỡng nhưng nếu ăn nhiều có thể phản tác dụng, thậm chí còn gây hại hơn cả đồ ngọt, chất béo.
Dưới đây là 6 loại thực phẩm nổi tiếng về giá trị dinh dưỡng, nhưng được chuyên gia khuyến cáo rằng dù bổ đến mấy cũng không nên ăn nhiều.
1. Cá hồi hun khói
Nằm trong danh sách "những thực phẩm vàng cho sức khỏe", cá hồi đặc biệt giàu acid béo omega-3. Đây là chất giúp tăng cường chức năng của bộ não như cải thiện trí nhớ, giúp não thư giãn và giảm nguy cơ mắc chứng đãng trí về nhà Alzheimer.
Đối với những người thích ăn hải sản, họ cho rằng cá hồi là thực phẩm càng ăn càng bổ. Nhưng các chuyên gia dinh dưỡng khẳng định, các món chế biến từ cá hồi, đặc biệt là cá hồi hun khói không nên ăn quá nhiều.
Nguyên nhân là bởi thông qua quá trình chế biến, cá hồi hun khói sản sinh ra nhiều hydroxyl thơm đa vòng, được cảnh báo là chất gây ung thư mạnh.
Cá hồi hun khói là món không nên ăn quá nhiều. (Ảnh minh họa).
2. Trà nấm thủy sâm
Trà nấm thủy sâm được biết đến nhiều với tên gọi Kombucha, tên tiếng Trung là trà Phổ Khang. Loại thức uống này được điều chế bằng cách lên men dung dịch trà đường bởi loại nấm thủy sâm, có hương vị chua dịu, thơm nhẹ và dễ uống.
Nấm thủy sâm có tác dụng kích thích những siêu vi khuẩn phân hóa thành các chất dinh dưỡng hữu ích, đồng thời có khả năng đào thải độc tố ra ngoài cơ thể thông qua đường bài tiết. Dùng trà nấm thủy sâm đều đặn có thể làm giảm cholesterol có hại, hỗ trợ điều trị huyết áp cao, chống lão hóa…
Mặc dù có nhiều công dụng đối với cơ thể, nhưng loại trà này lại chứa acid glucuronic, hấp thu quá nhiều sẽ gây hại đối với dạ dày.
Trà nấm thủy sâm tuy bổ nhưng cũng không thể dùng một cách tùy tiện. (Ảnh minh họa).
3. Cá ngừ
Nổi tiếng là loại cá giàu sắt, kẽm, magie và nhiều chất dinh dưỡng khác, cá ngừ được biết tới như một món ăn đại bổ.
Vậy nhưng, cần lưu ý rằng bản thân cá ngừ cũng có chứa một số kim loại nặng, trong đó có thủy ngân. Nếu ăn quá nhiều món ăn được chế biến từ loại cá này trong một thời gian ngắn, người dùng có nguy cơ bị nhiễm độc thủy ngân, từ đó gây ảnh hưởng tới thị lực và cơ bắp.
Được mệnh danh là thực phẩm đại bổ, tuy nhiên cá ngừ không phải là thứ càng ăn nhiều càng tốt. (Ảnh: Nguồn Internet).
4. Dầu dừa
Sở hữu nhiều công dụng trên phương diện chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp, dầu dừa thường được nhiều người coi là thứ dầu "vạn năng". Nhưng đây cũng không phải loại thức phẩm chúng ta có thể dùng tùy tiện.
Nguyên nhân là bởi trong dầu dừa có một lượng lớn triglyceride. Đây là chất làm giảm nồng độ cholesterol trong cơ thể, nhưng lại gây ra hàng loạt thay đổi về tâm sinh lý và có thể dẫn tới tình trạng thiếu hormone nội tiết, thiếu hụt vitamin…
Mặc dù là một loại nguyên liệu đa năng, nhưng việc sử dụng dầu dừa cũng cần chú ý về số lượng. (Ảnh: Nguồn Internet).
5. Súp ăn liền
Với những người sở hữu quỹ thời gian hạn hẹp, súp ăn liền sẽ là sự lựa chọn tối ưu để tiết kiệm thời gian nấu nướng cũng như công sức dọn dẹp.
Tuy tiện lợi là vậy, nhưng các loại soup ăn liền này lại đặc biệt nhiều muối. Ăn hết lượng muối trong một gói súp cũng đã bằng gần hết khẩu phần muối được phép ăn trong ngày của mỗi người..
Mỗi bát súp ăn liền thơm ngon có thể khiến cơ thể bạn hấp thu vào một lượng muối kha khá. (Ảnh minh họa: Nguồn Internet).
6. Thịt nướng
Mặc dù giàu đạm và ít calorie, nhưng thịt nướng lại ẩn chứa không ít tác hại đối với sức khỏe. Nguyên nhân là bởi thịt sẽ bị biến chất khi trải qua quá trình chiên, nướng với nhiệt độ cao và sản sinh ra nhiều chất gây ung thư.
Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo, để giảm bớt tác hại và giữ được hương vị thơm ngon của món ăn này, bạn có thể sử dụng lò nướng điện trong quá trình chế biến.
*Theo Health People