Những tài năng thế giới bị căm ghét vì thái độ (Phần 1)
Thiên tài cũng là con người, bởi vậy bên cạnh tài năng vượt trội là những tật xấu ít ai ngờ tới.
"Lắm tài nhiều tật"- đây có lẽ là câu nói chuẩn nhất về những người tài năng nhưng có tính cách khác người, hay thậm chí là làm cho mọi người căm ghét. Bất kể họ ở trong lĩnh vực nào, từ kinh doanh, nghệ thuật cho đến mọi loại hình khác, dấu ấn của những tài năng này là vô cùng lớn nhưng đi kèm với đó là cuộc sống phức tạp đầy tranh cãi.
1. Bobby Fisher: "Tôi muốn nước Mỹ bị xóa sổ"
Cái tên Bobby Fisher có lẽ chẳng còn xa lạ trong giới cờ vua thế giới. Tuy nhiên điều ít ai biết rằng vị vua cờ này có tính cách chẳng mấy dễ ưa, đến nỗi từ người anh hùng của nước Mỹ trở thành kẻ bị truy nã và qua đời trong cô độc tại Iceland.
Ngay từ nhỏ, Fisher đã bộc lộ tài năng chơi cờ của mình khi đánh thắng mọi người trong gia đình cũng như tự chơi cờ một mình, hành động nghe có vẻ hơi hoang tưởng. Nhận thức được tài năng của mình, Fisher đã thể hiện sự kiêu ngạo, bốc đồng, ngang bướng và thích đòi hỏi của mình. Năm 13 tuổi, Fisher đánh bại Giáo sư đại học Donald Byrne, kiện tướng quốc tế và cựu vô địch giải Mỹ mở rộng tại Câu lạc bộ cờ Marshall.
Bobby Fisher
Điều đáng lưu ý là câu lạc bộ này vốn nổi tiếng hàng đầu nước Mỹ và có quy định về ăn mặc nhưng Fisher chẳng bao giờ quan tâm đến mức chủ tịch câu lạc bộ, bà Caroline Marshall đã dọa cấm Ficher đến đây nếu không chịu ăn mặc nghiêm chỉnh hơn.
Năm 15 tuổi, Fisher trở thành Đại kiện tướng cờ vua trẻ nhất và là ứng viên trẻ nhất cho chức vô địch thế giới nhưng tính cách của ông chẳng thay đổi. Mỗi ván đấu, Fisher thường đòi hỏi khoảng cách giữa bàn đấu với khán giả dù chúng khiến mọi người khó xem. Ông cũng đòi hỏi về mức tiền thưởng, màu bàn ghế hay một loạt những yêu cầu quái dị khác.
Đặc biệt sau khi Thế chiến II kết thúc, Mỹ và Liên Xô muốn tổ chức trận đấu giữa Fisher và vua cờ Boris Spassky nhưng chàng trai trẻ này chẳng đồng ý nếu tiền thưởng không tăng lên gấp đôi. Đích thân Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger đã phải nhờ triệu phú Anh James Slater giúp đỡ tăng tiền thưởng. Thế rồi khi đến Iceland thi đấu, ông còn đòi hỏi đổi địa điểm, đổi bàn ghế, ánh dáng đèn…
Trong ván cờ đầu tiên, Fisher thờ ơ và để đối thủ thắng, ngày hôm sau ông bị xử thua vì vi phạm nội quy và chỉ đến khi Ngoại trưởng Kissinger thúc dục ông mới chơi tử tế để rồi thắng Spassky, trở thành vua cờ mới. Điều đáng ngạc nhiên là khi nhận giải, ông mở phong bì tiền đếm ngay trước mặt mọi người.
Dù gây thị phi nhưng do thắng giải nên Fisher vẫn được chào đón như một anh hùng khi về Mỹ. Dẫu vậy khi từ chối các giải đấu sau này do Liên đoàn cờ vua thế giới tổ chức vì không đáp ứng được những đòi hỏi của bản thân, Fisher dần bị cấm thi đấu. Thậm chí ông còn bị cảnh sát truy nã vì vi phạm lệnh cấm vận trốn đến Nam Tư đánh cờ.
Bobby Fisher
Trong vụ khủng bố tháng 11/2001 tại Mỹ, cả nước đang đau xót bàng hoàng thì Fisher tuyên bố hùng hồn: "Tôi muốn nhìn thấy nước Mỹ bị xóa sổ". Thế rồi ông bị truy nã gắt gao hơn và trở nên ngày càng đa nghi, lập dị. Nhà cựu vô địch cờ vua này từng từ chối cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Richard Nixon khi đó vì ông chủ Nhà Trắng "không chịu trả tiền phí gặp mặt".
Thế rồi khi mặc bệnh thận,ông từ chối điều trị ở bệnh viện do không tin tưởng bác sĩ. Ngày 17/1/2008, Fisher qua đời ở Iceland.
Thái độ hợm hĩnh và lập dị khiến Fisher mất gần hết bạn bè và chỉ có vào người đưa tiễn ông đến nơi an nghỉ cuối cùng.
2. John Lennon: Khi tình yêu không là tất cả
Đối với những người yêu âm nhạc, cái tên John Lennon chẳng mấy xa lạ khi thủ lĩnh ban nhạc The Beatles này từng làm mưa làm gió thị trường trong thập niên 1960. Cho đến thời điểm hiện tại, giới chuyên gia vẫn đánh giá The Beatles là một trong những nhóm nhạc gây ảnh hưởng nhiều nhất mọi thời đại.
Riêng với thủ lĩnh Lennon, ông được biết đến là người yêu hòa bình, phản đối chiến tranh với những bài hát ca ngợi tình yêu. Năm 1967, bài hét "Tất cả những gì bạn cần là tình yêu" của ông nhận được sự hưởng ứng nhiệt liệt từ những nhà hoạt động xã hội.
Tuy nhiên đời sống thực tại của John Lennon lại chẳng yên bình như những bài hát của ông. Các nhà sử học tìm thấy sự phức tạp, miệt thị, lừa đảo, bạo hành trong cuộc đời của người nghệ sĩ luôn ca ngợi hòa bình này.
Nói cho chính xác hơn, trong khi John Lennon thần thánh hóa tình yêu, coi nó là tất cả, như thứ phép màu giải quyết được mọi khó khăn mà quên đi các thứ khác của cuộc sống thì thực tại lại "vả" vào mặt vị thủ lĩnh The Beatles này.
John Lennon
Những cuộc nghiên cứu cho thấy có khoảng 22% đàn ông Anh lừa dối vợ hay bạn gái mình, nhưng John Lennon có lẽ thuộc đẳng cấp khác. Vốn là một người nghệ sĩ tài năng, ông thương xuyên qua lại với những người phụ nữ khác dù đã có vợ. Ngay cả khi người vợ đầu của ông, bà Cynthia Powell mang thai, vị thủ lĩnh The Beatles này vẫn đang say sưa với những người đẹp khác.
Thậm chí, mang tiếng đề cao tình yêu nhưng Lennon lại thường xuyên đánh đập vợ con, bất kể là người vợ đầu hay sau này. Chính bản thân Lennon đã từng thừa nhận việc bạo hành này và cũng tương tự như phần lớn cánh đàn ông hay đánh vợ, họ chẳng bao giờ nhận thức được tính nghiêm trọng của vấn đề.
Những bức thư của người giúp việc nhà Lennon cũng tiết lộ ông thường đánh con vì những lỗi nhỏ nhặt, như không cư xử đúng mực trên bàn ăn hay đơn giản chỉ là không ưa cách đứa con cười. Sau này chính người con đầu Julian và vợ đầu Cynthia đã chỉ trích Lennon vì đã bạo hành, nghiện ngập cũng như chẳng quan tâm đến gia đình.
Ngoài ra, các nghiên cứu còn chỉ ra John Lennon là kẻ nói dối tệ hại. Chính việc nghiện ngập đã khiến ông bỏ bê ban nhạc dẫn đến sự tan rã của The Beatles, nhưng vị thủ lĩnh này lại đổ tội cho thành viên Paul McCartney đã tiếm quyền ông. Thế rồi trong suốt những năm sau khi The Beatles tan rã, Lennon cho biết mình ở nhà làm một người cha tốt, nhưng thực tế là ông bỏ nhà đi chơi bời nghiện ngập, chẳng quan tâm mấy đến gia đình.
Thậm chí, dù ca ngợi hòa bình nhưng chính bản thân John Lennon lại miệt thị vị quản lý người Do Thái của mình.
Ban nhạc The Beatles
3. Henry Ford: Sự thật về 5 USD
Nổi tiếng trong giới sản xuất xe hơi nhưng Henry Ford lại là một người bài Do Thái dữ dội. Trên thực tế vị tỷ phú này là một trong số những doanh nhân ủng hộ Đức Quốc Xã tại Mỹ và ông nhận được rất nhiều chỉ trích khi đăng những bài viết lên án người Do Thái.
Bên cạnh vấn đề bài Do Thái, Henry Ford còn được biết đến là một vị doanh nhân chặt chẽ hơn so với những gì người ta ca ngợi. Vào thời điểm đó, mức lương công nhân bình quân trong các nhà máy khoảng 2,25 USD/ngày nhưng Ford trả tới tận 5 USD/ngày, một biểu hiện được nhiều lao động ngày nay ca ngợi.
Tuy vậy, nếu nhìn vào thực tế thì sự thật chẳng đẹp đến thế. Do dây chuyền sản xuất xe của Ford được công nghiệp hóa nên bất kỳ phân đoạn nào có lao động nghỉ hoặc có vấn đề sẽ dừng cả dây chuyền, làm chậm trễ tiến độ giao hàng. Bởi vậy Ford chấp nhận trả lương cao gấp đôi để ngăn cản tệ nạn bê tha, rượu chè, cờ bạc và lười nhác vào thời kỳ 1913. Đổi lại, ông có cả một dây chuyền sản xuất bền vững.
Điều đặc biệt ở đây là không phải công nhân nào cũng nhận được mức lương 5 USD/ngày. Họ vẫn sẽ chỉ nhận lương 2,25 USD/ngày và phần còn lại là tiền thưởng nếu đáp ứng được yêu cầu của công ty, đó là phải sống theo "kiểu Mỹ". Thật vậy, công nhân sẽ chỉ nhận được mức lương trên nếu họ sống một cuộc đời không rượu chè bê tha cờ bạc, hòa thân với vợ con, đi học thêm lớp bổ túc buổi tối và hành xử đúng văn hóa Mỹ.
Công việc kiểm tra sẽ do ủy ban xã hội thuộc chính quyền địa phương thực hiện đến từng nhà. Nghe có vẻ giống như trong quân đội khi xí nghiệp quản lý đến tận cuộc sống đời thường của công nhân nhưng đây là thực tế của mức lương 5 USD/ngày nổi tiếng của Ford.
Henry Ford
(còn tiếp)