Những loại quả CHUA LOÉT nhưng vẫn ngập ngụa trong đường, người bệnh tiểu đường cần tránh xa

17/02/2022 09:03 AM | Sống

Mặc dù chanh dây, táo gai,…là những loại quả có vị chua nhưng lại chứa lượng đường khá lớn.

Trái cây rất giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất và nhiều chất dinh dưỡng khác rất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, nhiều loại hoa quả dù rất chua nhưng vẫn chứa lượng đường khá lớn, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh đái tháo đường.

1. Quả nho

Không phải loại nho nào cũng ngọt nhưng chắc chắn trong một cốc nho (dung tích khoảng 240ml) sẽ chứa khoảng 23g đường. Một số loại nho siêu ngọt như nho kẹo còn chứa nhiều đường hơn các loại khác. Do quả nho vừa nhỏ dễ ăn, hương vị hấp dẫn nên chúng ta rất dễ ăn nhiều, điều đó cũng có nghĩa là bạn sẽ nạp nhiều đường vào cơ thể.

Những loại quả CHUA LOÉT nhưng vẫn ngập ngụa trong đường, người bệnh tiểu đường cần tránh xa - Ảnh 1.

2. Chanh dây

Chanh dây có vị ngọt và chua, nhưng lượng đường của loại quả này lại đạt khoảng 13%. Đây là chỉ số tương đối cao với bệnh nhân đái tháo đường nhưng nhiều người không biết.

3. Táo gai

Ai cũng biết táo gai có vị chua và rất tốt cho tiêu hóa tuy nhiên một số quả táo gai thậm chí không ngọt nhưng lượng đường lại cao tới 22%.

4. Thanh long

Thanh long tuy rằng không chua, chỉ ngọt nhẹ ở phần giữa của quả nhưng hàm lượng đường trên 100gam cũng rơi vào khoảng 14% và gần 70%-80% là đường glucose có thể khiến đường máu tăng nhanh hơn.

Những loại quả CHUA LOÉT nhưng vẫn ngập ngụa trong đường, người bệnh tiểu đường cần tránh xa - Ảnh 2.

Quả táo gai tuy rất chua nhưng lượng đường lại cao. Ảnh minh hoạ

Nguyên tắc dinh dưỡng cho người đái tháo đường

Theo Trung tâm Dinh dưỡng lâm sàng Bệnh viện Bạch Mai, chế độ dinh dưỡng là vấn đề vô cùng quan trọng, giúp người bệnh vừa điều chỉnh được đường huyết, duy trì cân nặng theo mong muốn, vừa đảm bảo cho người bệnh có đủ sức khỏe để hoạt động và công tác phù hợp.

Nguyên tắc dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường gồm: Đủ nhu cầu năng lượng; đủ hàm lượng đạm, béo, bột đường, vitamin, muối khoáng với tỷ lệ hợp lý; không làm tăng đường máu sau bữa ăn và hạ đường máu lúc xa bữa ăn; hạn chế được các rối loạn chuyển hóa; duy trì cân nặng ở mức hợp lý và các hoạt động thể lực hàng ngày; phù hợp với tập quán ăn uống của địa phương; đơn giản, tiện lợi và không quá đắt tiền.

Bên cạnh đó, người bệnh đái tháo đường cần quan tâm đến chỉ số đường huyết (CSĐH) để lựa chọn thực phẩm phù hợp. CSĐH là mức đường huyết 2 giờ sau khi ăn một lượng thức ăn nhất định so sánh với mức đường huyết 2 giờ sau khi ăn một lượng thức ăn được coi là chuẩn (bánh mì trắng là 100%).

Để đảm bảo không bị tăng đường huyết sau bữa ăn và hạ đường huyết xa bữa ăn, người bệnh nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày dựa trên tổng số năng lượng của cả ngày.

Nên ăn món luộc, hấp; hạn chế các món chiên rán; không nên chế biến rau củ dưới dạng nướng vì sẽ có chỉ số đường huyết cao; nên ăn quả chín cả miếng để đảm bảo chất xơ thay vì sử dụng các sản phẩm ép hoặc xay sinh tố.

Nguồn thông tin: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Vinmec

Những loại quả CHUA LOÉT nhưng vẫn ngập ngụa trong đường, người bệnh tiểu đường cần tránh xa - Ảnh 3.

Nguyễn Phượng

Cùng chuyên mục
XEM