Những kỹ năng quan trọng ông sếp nào cũng cần ở các nhân viên mà trường học không dạy cho bạn

20/04/2019 13:48 PM | WeLearn

Giáo viên và sếp của bạn đều mong bạn giỏi kỹ năng này. Có lẽ đó là lý do không ai dạy điều này cả. Bất kỳ ai cũng có thể thành thạo nếu biết cách.

Khả năng học hỏi tốt

Vào những năm đầu của tuổi hai mươi, tôi làm một thực tập sinh bán cổ phiếu.

Ngày đầu tiên, người hướng dẫn bước vào phòng hội nghị và phát biểu một bài diễn văn thúc đẩy ngắn sau khi giới thiệu: "Hãy thẳng thắn. Tôi không quan tâm bạn thông minh thế nào hay bạn có bối cảnh ra sao. Tôi chỉ quan tâm rằng bạn đang khát khao và có thể đào tạo được."

Tôi ghét công việc đó, nhưng người hướng dẫn đã đúng về tầm quan trọng của việc "đào tạo được". Người thành công trong công việc phải biết đón nhận hướng dẫn mà không phàn nàn gì cả. Họ không bao giờ chống đối để làm những thứ phù hợp với ý thích của họ. Họ không bao giờ phản đối sự phê bình dù cho nó làm họ tổn thương.

Tôi thấy mình giỏi hơn người hướng dẫn, nên tôi cự tuyệt những lời phê bình của họ khi chúng mâu thuẫn với lý tưởng của tôi. Tôi thay đổi ý kiến của họ để cải thiện chúng. Tại sao? Vì ở thời điểm chín muồi của tuổi hai mươi bốn, tôi biết điều gì tốt hơn. Những người dễ đào tạo lại giành nhiều thành tích, dù cho một vài người trong số họ không thể phân biệt được những kiến thức sơ đẳng

Khả năng đặt vấn đề, nhận và chấp nhận phản hồi mang tính phê bình là kỹ năng đang bị đánh giá thấp mà không ai chủ động dạy bạn cả

Tại sao việc cải thiện khả năng tiếp thu ý kiến của bạn lại khó đến vậy?

Sự phê bình có thể làm tổn thương lòng tự trọng của chúng ta. Nó khiến chúng ta tổn thương. Nó khiến ta cảm giác giống như sự công kích cá nhân - dù đôi khi đó là những phê bình có ý tốt, tích cực cũng vẫn gây tổn thương.

Năm ngoái, tôi tuyển một người biên tập để viết bài bình cho một tác phẩm hư cấu của tôi. Anh ấy dán đầy ghi chú, đánh dấu lỗ hổng trong cốt truyện, tất cả những câu văn khó hiểu, và tất cả những chỗ chuyển tiếp cẩu thả. Tôi la hét với tập bản thảo không chịu nhìn nhận sự thật. Nhưng sau vài ngày, tôi bắt đầu thấy biết ơn sự phê bình đó. Nó giúp tôi cải thiện phiên bản tiếp theo.

Vậy làm cách nào để đặt vấn đề, nhận và đánh giá các phản hồi tốt hơn?

Tránh việc quá tự tin

Bất kỳ ai đáp ứng được những yêu cầu cần thiết đều có thể trở thành người hướng dẫn: một nhà phê bình, quản lý, cố vấn, người tư vấn. Nhưng điều đó không có nghĩa rằng người đó nên là người hướng dẫn. Cần có sự hợp ý giữa người hướng dẫn và người được hướng dẫn.

Người hướng dẫn của bạn phải là chuyên gia hoặc người phù hợp với mục tiêu của bạn. Có thể người chú của bạn là CEO của một doanh nghiệp lớn, nhưng ông ấy lại là người thiên vị. Rất khó để ông đưa ra lời khuyên công tâm. Một người có thể là chuyên gia nhưng lại không có hứng thú về mặt cảm xúc hay tài chính với sự thành công hay thất bại của bạn. Người đó sẽ không nói điều bạn muốn nghe mà sẽ nói điều bạn cần nghe. Các nhà tư vấn và phê bình tự do là ví dụ cho vị trí này.

Đôi khi, chúng ta tìm cho mình những người hướng dẫn phù hợp với mục tiêu của chúng ta. Nếu bạn thành công, người hướng dẫn của bạn cũng thành công. Nếu bạn thất bại thì người hướng dẫn cũng vậy. Tiêu biểu như một quản lý có phần lớn thu nhập là dựa vào sự thành công của cấp dưới. Điều vị quản lý đó quan tâm nhất là đảm bảo bạn làm việc thật tốt vì tiền của anh ta phụ thuộc vào điều đó. Phù hợp với mục tiêu của bạn.

Những kỹ năng quan trọng ông sếp nào cũng cần ở các nhân viên mà trường học không dạy cho bạn - Ảnh 1.

Đánh giá sự phụ thuộc của bạn

Bạn phụ thuộc vào kết quả đến mức nào? Chúng ta đều cảm thấy mình có sự liên kết với công việc. Tôi có thể chỉ dành ra được một giờ cho bài thuyết trình, nhưng tôi vẫn muốn có được phần thưởng cho những gì mình đã làm. Đa phần, chúng ta vượt qua sự thất bại của những dự án nhỏ một cách nhanh chóng.

Nếu đó là một cuốn sách mà bạn đã bỏ công sức trong ba năm ròng thì sao? Nếu đó là ý tưởng kinh doanh mà bạn đổ tiền dành dụm cả đời vào đó? Việc chấp nhận phê bình sẽ khó hơn nhiều nếu chúng ta gắn kết giá trị tài chính của mình vào kết quả. Chúng ta thường trở nên cẩn trọng hơn khi đối mặt với chỉ trích.

Khi tôi nhận được phản hồi từ người biên tập, tôi phải nhắc nhở bản thân rằng chính tôi đã yêu cầu điều đó. Cảm thấy giận dữ và che dấu vì mình đã bỏ nhiều công sức là điều tự nhiên. Sự công nhận đó đặt tôi vào một suy nghĩ đóng khung phải chấp nhận và đánh giá nó một cách tỉnh táo.

Cho bản thân không gian

Tiếp thu những chỉ trích. Đừng phản ứng lại. Tránh công kích người hướng dẫn hay cố vấn của bạn. Nếu bạn thấy giận dữ, tổn thương hay mờ mịt, hãy làm mọi cách để bình tĩnh lại. Tôi phát hiện đi bộ 30 phút giúp tôi bình tâm.

Bạn đã dành cả linh hồn, tiền của và cả cuộc đời cho công việc của mình. Thật tổn thương khi ai đó phá hoại nó, dù cho những lời phê bình có giá trị. Xúc động cũng không sao. Hãy xử lý nó và cho bản thân chút thời gian. Hãy cho tâm trí của bạn thời gian để xử lý những lời phê bình đó.

Đánh giá

Hãy vờ như đã qua 24 hay 48 giờ rồi. Bạn đã bình tĩnh trở lại. Bạn hiểu được sự phê bình đó không hề mang tính công kích cá nhân. Bạn thuê người đó để làm việc cho bạn và người đó đã làm tốt. Giờ đây, phân loại kết quả và hành động là vấn đề của bạn.

Xem lại các lời chỉ trích. Bạn không cần đồng tình với tất cả, nhưng bạn nên có một lý do đàng hoàng để bỏ qua nó. Gánh nặng đặt lên vai của bạn. Khi tôi đọc sơ qua đánh giá bản thảo của mình, có vài lưu ý kiểu "lời giải thích này vô nghĩa quá." Nội tâm tôi gào thét, "anh ta là một thằng ngốc sao?"

Sau khi bình tĩnh lại, tôi xem lại nó lần nữa. Tôi mang gánh nặng phải chứng minh là anh ta sai rồi. Tôi nhận ra cấu trúc khá mơ hồ và nó làm hỏng mọi thứ đến sau đó. Cuối cùng, tôi rất biết ơn sự phê bình chân thật thành kia.

Khả năng học hỏi tốt có thể giúp bạn ngang bằng với những người tài năng hơn, những người cảm thấy bản thân quá giỏi để phải học thêm.

Mộc Dương

Cùng chuyên mục
XEM