Những khu vực nguy hiểm nhất thế giới mà đến cảnh sát cũng phải lắc đầu

22/08/2016 11:18 AM | Sống

Tưởng chừng là những địa điểm yên bình giữa châu Âu, thế nhưng nhiều khu vực tại đây diễn ra tình trạng đi ngược pháp luật, gây nguy hiểm cho người dân cũng như những người thi hành luật pháp.

Chúng ta vẫn thường nghĩ rằng những thành phố hiện đại là nơi trú ẩn an toàn, nơi mà các quy định của pháp luật phải chiếm vị trí tối cao và nơi mà người dân có thể tự do và an tâm rảo bước trên đường mà không sợ bị hành hung hay giết hại.

Tuy nhiên, những thành phố phát triển nhất ở phương Tây dường như lại là những nơi nguy hiểm nhất thế giới. Thậm chí cảnh sát cũng phải “kiềng”đến độ lắc đầu lè lưỡi mỗi khi bị điều động đến những khu vực này. Dưới đây là những khu vực như thế.

14. Molenbeek

Cho đến nay, Molenbeek được coi là khu vực tồi tệ nhất tại Brussels, Bỉ. Đây là nơi mà các tay súng trong vụ tấn công khủng bố ở Paris gọi là nhà- nơi mà những kẻ khủng bố có thể tậu được cả những loại vũ khí hạng nặng một cách dễ dàng.

Nguyên nhân được cho là bởi cảnh sát không đi sâu vào trong khu vực này, do chính phủ không nỗ lực cho thực hiện các dự án hay xây dựng trường học cho cư dân vùng này. Chính vì vậy nhiều người đã cho rằng, Molenbeek là ví dụ điển hình cho sự thất bại hoàn toàn của mục tiêu đa dạng hóa nền văn hóa của Liên minh Châu Âu.

13. The Favelas

Favelas, Brazil có lẽ là một trong những nơi nổi tiếng nhất trên Thế giới gắn với câu nói “vùng cấm”. Mặc dù một vài điểm khá an toàn do có sự kiểm soát của cảnh sát, song vẫn còn những nơi “không bình yên” mà các quy tắc của pháp luật không hề tồn tại.

Những khu vực nguy hiển này bị cai trị bởi những tên côn đồ và trùm ma túy nguy hiểm đến mức cảnh sát cũng không dám mạo hiểm vào thành trì của chúng.

12. Vollsmose

Vollsmosse là một trong những khu phố tồi tệ nhất của Đan Mạch, nơi mà dân sinh sống chủ yếu là những người nhập cư vô nghề nghiệp và tỷ lệ phạm tội cao. Tình hình bất ổn đến nỗi gần như những người dân Đan Mạch đã phải chuyển hết sang các vùng khác để sinh sống. Rất nhiều báo cáo cho thấy cảnh sát bị bắn bởi vũ khí khi họ đang cố gắng vượt qua các khu phố nguy hiểm này.

11. Perpignan

Perpignan là một thành phố nhỏ nằm ở miền Nam nước Pháp, nơi tụ hội khá đông tội phạm và dân nhập cư ngoại quốc – nơi được một tờ báo Pháp gọi với cái tên “vùng cấm”. Khu vực này được coi như một vùng tự trị của người Hồi giáo trong lòng nước Pháp hoa lệ, nơi mà những vụ bạo lực, mua bán ma túy trái phép, những căng thẳng chủng tộc hay “bạo lực giữa các bộ lạc” xảy ra không còn hiếm. Chính vì những xung đột về chủng tộc, tôn giáo lẫn sự lan tràn của các vụ bạo lực mà lực lượng cảnh sát rất ngại ngần khi phải tiếp cận khu vực này.

10. Les Izards

Les Izards là vùng ngoại ô của Toulouse và là nơi có nhiều người nhập cư và người Hồi giáo sinh sống với mức độ tội phạm khá cao mà luật pháp dường như rất khó có chỗ đứng. Báo chí Pháp cũng phải lắc đầu mà gọi địa phương này là “vùng cấm” (hay no go zone) vì nó được cai trị bởi những tên trùm ma túy Ả Rập, nơi những vụ mua bán vũ khí diễn ra như cơm bữa và tình trạng gia tăng của vấn đề Hồi giáo cực đoan cũng như khủng bố đang là mối lo âu nhức nhối của chính quyền.

Theo nhà khoa học Chính trị Sebastian Roche, chỉ cần bỏ ra một khoản tiền bằng giá mua một chiếc iPhone là bạn có thể dễ dàng tậu được một khẩu AK-47. Do đó, cũng không có gì quá ngạc nhiên khi 60% công dân nước Pháp ủng hộ việc gửi quân đội đến khu vực rắc rối như Les Izards này, đặc biệt là khi lực lượng cảnh sát địa phương dường như bó tay với tình thế vô cùng nhức nhối này.

9. Roubaix

Roubaix giống như một đất nước nhỏ tách biệt trong lòng nước Pháp mà theo tờ L’Obs, công dân Pháp cảm thấy như họ đang ở một đất nước hoàn toàn xa lạ khi đến đây. Địa phương này được cho là “nơi mà cảnh sát và hiến binh không thể thực thi sắc lệnh của đảng Cộng Hòa hay thậm chí tiếp cận mà không dính đạn, thương vong”.

8. Ngoại ô Paris

Được tôn vinh là thành phố tình yêu, là một trong những thành phố phát triển nhất Thế giới nhưng Paris cũng nổi tiếng với nhiều khu vực nơi luật pháp không tồn tại. Theo ông Franck Guiot, một nhà chính trị Pháp, đây là “khu vực cấm” mà cảnh sát không thể thâm nhập mà không bị tấn công.

Theo tờ Le Parisien, một trong những khu ngoại ô Paris là Grigny, được cho là chịu sự điều hành của các băng nhóm người Hồi giáo. Các khu ngoại ô khác như Trappes, Seine-Saint-Denis cũng chịu cùng cảnh tương tự. Đặc biệt là khu Seine-Saint-Denis, nơi cư trú của nhiều người Hồi giáo nhất nước Pháp (trên 600.000 người). Những “vùng nóng” này thường xuyên xảy ra các vụ buôn bán ma túy và bạo lực.

7. Duisburg và Gelsenkirchen

Duisburg
Duisburg

Theo nhiều nguồn tin bị rò rỉ, thành phố Duisburg của Đức đang khiến lực lượng cảnh sát nhanh chóng mất kiểm soát và có thể sẽ không thể duy trì nổi trật tự công cộng. Chủ tịch Liên minh Cảnh sát Đức, ông Rainer Wendt, nói cảnh sát thậm chí sợ hãi mỗi khi dừng xe trong khu vực Duisburg, bởi mỗi khi xe cảnh sát dừng, họ sẽ bị “bao vây bởi 40 đến 50 người đàn ông” là những cư dân ngự trị khu vực nguy hiểm này.

Thành phố Gelsenkirchen cũng ở trong tình trạng bất ổn tương tự.
Thành phố Gelsenkirchen cũng ở trong tình trạng bất ổn tương tự.

6. Ngoại ô Berlin

Cũng giống Paris, thủ đô Berlin của Đức cũng phải gánh chịu tiếng xấu vì một số khu vực ngoại ô bất trị như Neukölln hay Tempelhof. Theo ông Bernhard Witthaut, Cảnh sát trưởng cảnh sát Đức cho biết, rất nhiều khu vực đang trở thành những “vùng cấm” vô luật pháp. Ông nói: “chúng tôi biết sự tồn tại của những khu vực này. Tệ hơn, đó là nơi mà tội ác không bị ràng buộc và bị trả giá”.

5. Đảo Gaya

Đảo Gaya là một địa điểm du lịch được nhiều người biết đến, song nó cũng nổi tiếng là một trong những “vùng cấm” nhạy cảm nhất đối với cảnh sát, nơi sinh sống của đa số là người nhập cư bất hợp pháp. Từ những năm 1970, người tị nạn đã bỏ trốn đến nơi này để tránh khỏi chiến tranh miền Nam Phippines, mà chủ yếu là người Tausūg và Bajau. Chính phủ không nhận ra điều này cho đến khi nó trở thành một khu định cư bất hợp pháp. Trong đó, Kampung Lok Urai đặc biệt nổi tiếng là khu vực nguy hiểm vô luật pháp và đầy rẫy tội phạm mà cảnh sát rất ngại tiếp cận.

4. London’s Tower Hamlets

Thật khó mà tưởng tượng rằng giữa lòng kinh đô thời trang London cũng tồn tại những khu vực không luật pháp. Khu vực nổi tiếng nhất là Tower Hamlets - nơi cư ngụ của lượng lớn người Hồi giáo mà một vài trong số những người này đã nhiều lần cố gắng dùng Thánh luật Sharia để cai trị bất chấp luật pháp của nước Anh, nơi họ đang sinh sống.

Nhiều người dân đã bị đánh đập nặng nề khi uống rượu trong các khu phố Luật Sharia dù uống rượu ở nơi công cộng được luật pháp của Anh cho phép. Cựu bộ trưởng Nội các chính phủ Anh, John Reid, cũng từng bị đe dọa bởi một đám đông người Hồi giáo khi ông đi vào một trong số các khu vực này.

3. Lakemba

Sydney được đánh giá là một trong những thành phố đáng sống nhất trên Thế giới. Tuy nhiên, cũng có những vùng tối nơi ngoại ô mà cảnh sát vô cùng ngần ngại nếu phải bước chân vào. Bên cạnh một số vùng như Parramatta và Guildford thì Lakemba là một ví dụ điển hình – nơi tập trung số lượng không nhỏ các tín đồ Hồi giáo cực đoan và mầm mống khủng bố sinh sống.

2. Luton và Rotherham

Luton là một trong nhưng nơi bất ổn ở Anh, nơi cư dân đang vô cùng lo ngại về sự gia tăng của tình trạng “không luật pháp” cũng như việc can thiệp lỏng lẽo và đầy miễn cưỡng của cảnh sát với các tội ác gây ra bởi nhiều người nhập cư trong vùng. Đây cũng là nơi rất đông người đạo Hồi sinh sống và bị chi phối bởi nhà thờ Hồi Giáo.

Rotherham là nơi xảy ra một trong những tranh cãi đau đầu nhất trong lịch sử cảnh sát Anh – đó là vụ lạm dụng tình dục 1400 trẻ em từ năm 1997 đến 2013 theo báo cáo của hội đồng Rotherham Borough Council. Thành phố này cũng là nơi có nhiều người Hồi giáo sinh sống.

1. Birmingham

Birmingham là một trong số những nơi có lượng người Hồi giáo sinh sống đông nhất ngoài Trung Đông. Nơi đay đang nhanh chóng trở thành khu vực mà cảnh sát rất miễn cưỡng khi bị điều động tới để tuần tra hay yêu cầu người dân thi hành các quy định của pháp luật.

Thậm chí từng có chiến dịch biến các trường học công tại Birmingham thành “Các khu vực của Thánh luật Sharia”, buộc trẻ em phải ăn thức ăn Halal trong các quán cà phê và mặc trang phục Burkas khi chơi đùa trong các sân chơi dù không theo đạo Hồi. Ông Tom Winsow, Chánh thanh tra lực lượng cảnh sát Anh nói “một số vùng của nước Anh có thể thức công lý của riêng họ”, đó có lẽ chính là thánh luật Sharia.

Khánh An

Cùng chuyên mục
XEM