Những điều không nhiều người biết về lễ Giáng Sinh

24/12/2016 21:29 PM | Sống

Được người hiện đại coi là thời điểm đẹp nhất trong năm để tụ họp gia đình, thế nhưng mấy ai biết Giáng Sinh từng là một hành vi phạm pháp và chỉ hướng tới gia đình vào cuối thế kỉ 19.

Chính thức trở thành quốc lễ tại Hoa Kỳ từ năm 1870, Giáng sinh từ lâu cũng được coi là ngày lễ tôn giáo và một “hiện tượng thương mại” trên toàn Thế giới. Thế nhưng, có lẽ không phải ai cũng biết rằng, trước khi ngày 25 tháng 12 được lấy làm ngày kỷ niệm chúa Jesus ra đời, lễ Giáng sinh được bắt nguồn từ những nghi lễ của người châu Âu cổ kỷ niệm ánh sáng và sự sinh sôi vào thời điểm cuối năm từ hàng thế kỷ trước.


Lễ Giáng sinh có khởi thủy từ những ngày lễ cổ xưa

Lễ Giáng sinh có khởi thủy từ những ngày lễ cổ xưa

Tại hầu hết các vùng ở Châu Âu, cuối tháng 12 là thời điểm hoàn hảo để tổ chức ăn mừng bởi vào thời điểm đó, rượu bia đã được sản xuất trong năm và gia súc được giết để lấy thịt làm thức ăn dự trữ cho người dân vào mùa đông.

Tại Scandinavia, người Na uy tổ chức kỷ niệm mèo Yule từ ngày 21 tháng 12, ngày đông chí. Để ghi nhớ sự trở lại của mặt trời, cha và các con trai mang về nhà những khúc gỗ lớn để đốt với họ tin rằng mỗi tia lửa đại diện cho một chú lợn hoặc dê được sinh ra trong năm mới. Người dân sẽ tiệc tùng cho đến khi đốt cháy hết số gỗ ấy mà có khi phải đốt tới 12 ngày mới hết.

Tại Đức, người dân tôn vinh thần Oden vào kỳ nghỉ giữa mùa đông. Người Đức khiếp sợ thần Oden vì họ cho rằng, vị thần này bay lượn trong đêm để quan sát người dân của mình rồi mới quyết định cho ai được thịnh vượng và người nào sẽ phải rơi vào cảnh khốn cùng. Cũng vì lí do đó mà rất nhiều người chọn ở yên trong nhà thay vì ra ngoài đi chơi lễ.

Tại Rome thời La Mã cổ đại, nơi những mùa đông không khắc nghiệp như mùa đông phương Bắc xa xôi, Saturnalia được coi là ngày lễ thờ thần Nông, hay vị thần của nông nghiệp. Bắt đầu từ tuần lập đông kéo dài đến hết tháng, người ta hưởng thụ đồ ăn, thức uống và các trật tự xã hội thông thường đều bị đảo lộn: nô lệ trở thành chủ nhân, nông dân biến thành người lãnh đạo. Các trường học và công sở đều đóng cửa để tất cả mọi người đều có thể tham gia lễ hội.

Trong thời điểm lập đông này, người La Mã cũng ăn mừng lễ Juyenalia – ngày lễ của trẻ em tại Rome. Các thành viên thuộc tầng lớp thượng lưu thường tổ chức ngày sinh của thần Mithra, vị thần Mặt trời bất diệt vào đúng ngày 25 tháng 12- là ngày mà hài đồng thần Mithra được sinh ra từ đá. Với nhiều người La Mã, ngày sinh của thần Mithra là ngày thiêng liêng nhất trong năm.

Vào thời kỳ đầu của Cơ Đốc Giáo, người ta không kỷ niệm ngày chúa Jesus ra đời mà coi lễ Phục sinh là ngày lễ chính. Đến thế kỷ thứ IV, các giáo xứ nhà thờ mới quyết định ngày chúa Jesus ra đời là một ngày lễ. Đáng tiếc là kinh thánh không đề cập đến ngày sinh của ngài tuy một vài giả thuyết cho rằng rất có thể đức Chúa sinh vào mùa xuân.

Người chọn ngày 25 tháng 12 làm ngày kỷ niệm Chúa Jesus ra đời là đức Giáo hoàng Julius I mà lí do được chọn, theo nhiều người, là để du nhập vào những truyền thống của lễ hội Saturnalia. Được gọi với cái tên ban đầu là Feast of the Nativity (giáng sinh), ngày lễ này được truyền sang Ai Cập vào năm 432, “du ngoạn” sang nước Anh vào cuối thế kỷ VI, lan sang Scandinavia vào cuối thế kỷ VIII.

Vào thời Trung cổ, người ta bắt đầu đi lễ nhà thờ và ăn mừng lễ Giáng sinh tưng bừng như không khí ngày thứ Ba béo. Người nghèo sẽ đến gõ cửa nhà giàu và xin đồ ăn thức uống mà nếu không được nhận bố thí thì “các vị khách” này sẽ phá phách gia chủ. Do đó, Giáng sinh cũng đã trở thành thời điểm mà những người ở tầng lớp thượng lưu trả nợ cho xã hội bằng việc tiếp đãi những công dân bất hạnh hơn mình.

Tổ chức Giáng sinh từng bị coi là vi phạm pháp luật

Đầu thế kỷ 17, một làn sóng cải tổ tôn giáo đã thay đổi cách thức tổ chức kỷ niệm Giáng sinh ở Châu Âu. Lên nắm chính quyền Anh vào năm 1645, Oliver Cromwell và lực lượng Thanh giáo của ông đã thề sẽ khiến nước Anh thoát khỏi sự điêu tàn và xóa bỏ lễ Giáng sinh. Tuy nhiên, do vấp phải sự phản đối và yêu cầu của công chúng mà khi vua Charles II khôi phục ngai vàng, lễ Giáng sinh đã được trở lại làm một ngày lễ chính thức.

Dù những người Anh theo chính sách ly khai di cư đến Mỹ vào năm 1620 nhưng khi ấy, Giáng sinh vẫn chưa được coi là một ngày lễ tại đất nước châu Mỹ này. Thực tế là từ năm 1659 đến 1681, việc tổ chức ăn mừng Giáng sinh bị coi là vi phạm pháp luật tại Boston và thậm chí, người nào có thái độ “hoan hỉ ăn mừng Giáng sinh” sẽ bị phạt tới 5 shillings.

Sau cách mạng Mỹ, các truyền thống Anh quốc trên đất Mỹ không còn được hưởng ứng như trước nữa, kể cả Giáng sinh và chỉ đến ngày 26 tháng 6 năm 1870, Giáng sinh mới chính thức được công nhận là quốc lễ.

Người Mỹ từng phải đón giáng sinh trong… bạo động

Tới thế kỷ XIX, người Mỹ bắt đầu ăn mừng Giáng sinh và cũng thay đổi luôn cả sắc thái của ngày này từ cuồng nhiệt linh đình sang không khí đầm ấm của gia đình đoàn tụ và tưởng nhớ tổ tiên.

Năm 1819, nhà văn nổi tiếng Washington Irving cho ra đời cuốn The Sketchbook of Geoffrey Crayon, gent, một loạt các câu truyện về ăn mừng Giáng sinh trong một trang điền của người Anh theo đúng những phong tục cổ xưa. Thay vì đề cập đến những hỗn loạn trong xã hội Mỹ, không khí Giáng sinh trong tâm trí Ivring yên lành, moi người đều chan hòa yêu thương nhau. Dù không dựa trên bất kỳ một ngày lễ nào mà ông từng tham dự nhưng nhiều nhà sử học cho rằng Ivring thực sự đã “phát minh” ra truyền thống đón Giáng sinh này.​

Cũng trong thời kỳ đó, tỉ lệ người thất nghiệp cao và bạo loạn thường xảy ra vào mùa Giáng sinh. Vào năm 1828, hội đồng thành phố New York đã phải thành lập lực lượng cảnh sát thành phố đầu tiên để trấn áp các cuộc bạo động và điều này cũng đã làm thay đổi một phần cách đón Giáng sinh của không ít người thuộc tầng lớp thượng lưu.

Giáng sinh yêu thương

Cùng vào thời điểm này, tác giả người Anh Charles Dickens đã tạo ra một câu chuyện về kỳ nghỉ lễ cổ điển “Giáng sinh yêu thương” mà thông điệp ông muốn gửi gắm chính là ý nghĩa của việc từ thiện và lòng yêu thương đối với nhân loại. Câu chuyện như một bài ca đầy âm hưởng cao đẹp hướng về cả nước Mỹ lẫn nước Anh và đặc biệt là chỉ ra cho những người dân của nữ hoàng Victoria thấy được lợi ích của việc tổ chắc ăn mừng ngày lễ này.

Cũng từ đó, người Mỹ bắt đầu coi Giáng sinh như một ngày lễ của gia đình và là khoảng thời gian ôn lại những truyền thống của tổ tiên.
Cũng từ đó, người Mỹ bắt đầu coi Giáng sinh như một ngày lễ của gia đình và là khoảng thời gian ôn lại những truyền thống của tổ tiên.

Những sư kiện đáng nhớ về mùa Giáng sinh

• Hàng năm, 30-35 triệu cây thông Noel được bán tại Mỹ. Có khoảng 21.000 người trồng thông Noel ở Mỹ và phải mất tới 15 năm thì thông mới đủ lớn để được đem đi bán.

• Ngày nay, tại các nhà thờ chính thống ở Hy Lạp và Nga, Giáng sinh được tổ chức sau 13 ngày kể từ ngày 25 tháng 12 để tưởng nhớ ngày ba vị quốc vương đã tìm thấy chúa Jesus trong máng cỏ.

• Trong thời Trung cổ, Giáng sinh được ăn mừng linh đình và ồn ào như ngày Thứ ba béo

• Từ năm 1659-1681, tổ chức ăn mừng Giáng sinh bị coi là phạm luật tại Boston mà ai vi phạm sẽ bị phạt 5 shilling.

• Tại Mỹ, Giáng sinh được công nhận là ngày lễ quốc gia vào ngày 26 tháng 6 năm 1870.

• Tổ chức nhà thờ Thiên chúa giáo Salvation Army gửi đội quân thiện nguyện trong trang phục ông già Noel xuống phố quyên tiền gây quỹ cho các hoạt động tôn giáo và từ thiện từ những năm 1890.

• Rudolph – chú tuần lộc nổi tiếng nhất là sản phẩm tưởng tượng của Robert L. May vào năm 1939.

• Cây thông Noel tại trung tâm Rockefeller được làm từ năm 1931.

Khánh An

Cùng chuyên mục
XEM