Nhức mắt khi sếp mới kéo cả ''đội quân ruột'' về cùng công ty, do team làm việc ăn ý hay cố tình chia bè phái: Nếu không tin tưởng thêm ai khác thì xin ĐỪNG VỀ!

25/05/2022 09:28 AM | Sống

Team của sếp giống như con ông cháu cha và sống trong thế giới riêng của họ khiến không ai dám bước vào.

Mới đây, công ty tôi có thêm sếp mới về. Hôm sếp lên văn phòng ra mắt mọi người, chúng tôi hơi ngỡ ngàng, ngơ ngác và bật ngửa khi sếp dẫn theo đến 5 nhân sự về cùng và giới thiệu họ là những người sát cánh cùng sếp nhiều năm nên đi đâu cũng có nhau. Sếp rất hi vọng mọi người sẽ chào đón để sếp cũng như 5 nhân viên mới sớm hòa nhập tốt hơn.

Đành rằng, trong công việc khi đã có team thân thuộc thì mọi thứ sẽ ăn ý nhau hơn nhưng chẳng nhẽ đi đâu cũng phải đánh cả cụm và chúng tôi- những người không thân thuộc liệu có bị cho ra rìa?

Cuối cùng bị cho ra rìa thật!

Team của sếp giống như sống trong thế giới riêng của họ. Họ được coi như ''con ông cháu cha'' chẳng ai dám động vào; họ nhận những dự án cùng nhau; ngồi cùng một khu; ăn trưa cùng nhau;...thỉnh thoảng cũng nói chuyện với mọi người nhưng thái độ khá khách sáo. Đặc biệt, họ luôn nhận được sự thiên vị và ưu ái của sếp, từ đề xuất thưởng, phê duyệt trợ cấp đi đường, phê duyệt ý tưởng,...

Bỗng nhiên nội bộ cơ quan đã được chia thành 2 phái, điều chưa từng xảy ra trước đây.

Nhức mắt khi sếp mới kéo cả đội quân ruột về cùng công ty, do team làm việc ăn ý hay cố tình chia bè phái: Nếu không tin tưởng thêm ai khác thì xin ĐỪNG VỀ!  - Ảnh 1.

Đón sếp mới cũng là lúc công ty xảy ra tranh chấp nội bộ

Để thể hiện sự bất mãn của mình, nhiều nhân viên cũ đã thẳng thừng không nhận sự chỉ đạo trực tiếp của sếp mới mà chỉ nghe lời của trưởng bộ phận (dưới sếp một bậc). Đôi lần sếp có nhắn trêu đùa trong group chung của công ty nhưng chẳng ai thèm rep ngoài 5 ''thần nịnh''.

Có thể nói, mâu thuẫn giữa sếp và nhân viên không phải chủ đề mới. Không phải ai cũng được như CEO siêu thị Market Basket Arthur Demoulas- khi bị sếp cấp cao sa thải đã khiến hơn 7000 nhân viên xuống đường biểu tình để phản đối quyết định.

Tôi nghe đâu đó thống kê 48/100 người lao động giải thích lý do họ nhảy việc bởi không thể chịu nổi sếp và bất bình với cách làm việc chứ không hẳn vì lương thấp. 

Từ góc nhìn cá nhân, tôi có thể liệt kê 6 tính cách từ sếp trở thành nỗi ám ảnh của nhân viên và khiến họ phải ra đi:

1. Thích nịnh bợ

Đây là tính cách mà nhân viên ghét nhất ở lãnh đạo của mình. Dù làm việc chăm chỉ đến đâu nhưng không nịnh sếp, tặng quà thì không thể nào thăng tiến trong công việc được. Tính ưa nịnh nọt của lãnh đạo khiến doanh nghiệp dễ mất đi những nhân lực tài năng, bởi nững người làm được việc, giỏi giang thường có tính cách cương trực và không bao giờ chấp nhận việc có một người sếp như vậy.

2. Quá nguyên tắc, luôn cho mình là đúng

"Cấm không cho trao đổi trong giờ làm việc"; "soi mói khi nhân viên về sớm"; "chế giễu kiến thức của người dưới quyền"; ''không nghe góp ý của ai''... biến lãnh đạo trở thành "bóng ma quy định" luôn lảng vảng mọi nơi, sẵn sàng trách phạt nhân viên. Và tất nhiên chẳng nhân viên nào thích sếp có tính cách như vậy.

3. Sếp muốn nhân viên trở thành bản sao của họ

Nhiều lãnh đạo nghĩ mình giỏi nên luôn muốn nhân viên học tập theo đức tính của mình, trong khi mỗi người có một đặc điểm tính cách khác nhau và cách thể hiện khả năng trong công việc cũng vậy. Việc bắt người khác trở thành bản sao, luôn phải làm mọi thứ theo ý kiến chỉ đạo của mình sẽ khiến lãnh đạo đó bị ghét và làm hạn chế sức sáng tạo, năng lực của nhân viên.

Nhức mắt khi sếp mới kéo cả đội quân ruột về cùng công ty, do team làm việc ăn ý hay cố tình chia bè phái: Nếu không tin tưởng thêm ai khác thì xin ĐỪNG VỀ!  - Ảnh 2.

Tính cách của sếp quyết định rất lớn đến quyết định nghỉ hay tiếp tục cống hiến của nhân viên

4. Luôn thiên vị

Cách thức quản lý, lãnh đạo quyết định phần lớn thành công của doanh nghiệp. Ở nơi nào mà nhân viên được đối xử công bằng, dân chủ, được tạo điều kiện để phát huy năng lực sáng tạo, được trả lương và phúc lợi tương xứng với công sức bỏ ra thì chắc chắn ở đó, người lao động sẽ gắn bó lâu dài.

5. Luôn bắt nhân viên làm thêm giờ

Bạn nghĩ sao nếu sếp luôn bắt mình phải đi sớm, về muộn, thậm chí ngay cả khi bạn xứng đáng tận hưởng những ngày nghỉ cuối tuần thì vẫn phải làm việc? Chắc chắn bạn sẽ nhanh chóng chán chường và tìm một công việc khác nhàn nhã hơn dù lương nhận được thấp hơn một chút.

6. Nhận hết công trạng về mình

Sau một thời gian dài làm dự án, bạn hồi hộp chờ đến ngày họp công ty để được vinh danh. Nhưng hỡi ôi, vị sếp đáng kính lại nhận hết thành quả về mình hoặc dành hết cho các ''thần tử'' thân cận nhất của mình. Chắc chắn không nhân viên nào có thể chịu đựng được "ông" sếp này đâu.

Nhức mắt khi sếp mới kéo cả đội quân ruột về cùng công ty, do team làm việc ăn ý hay cố tình chia bè phái: Nếu không tin tưởng thêm ai khác thì xin ĐỪNG VỀ!  - Ảnh 3.

N.P

Cùng chuyên mục
XEM