Nữ nhân viên mới được sếp gọi riêng vào phòng, buông lời gạ gẫm rủ đi chơi xa, cô gái liền đáp một câu khiến sếp ''tởn'' đến già mà không dám ''trù dập''
Nếu không xử lý khéo léo khi bị sếp gạ gẫm nơi công sở, chị em có thể vô tình kéo thêm rắc rối về phía mình, thậm chí là ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc.
Điều bất thường nhất trong những điều bất thường đó là khi sếp gạ gẫm, sàm sỡ nhân viên nơi công sở lại trở thành vấn đề bình thường diễn ra thường ngày.
Ngọc Anh (29 tuổi) hiện đang là nhân viên viết content cho một công ty truyền thông có tiếng ở Hà Nội. Tháng đầu tiên đi làm khá suôn sẻ, công việc nhẹ nhàng, đồng nghiệp thân thiện, tiền lương cũng ở mức ổn định nên cô rất hài lòng với vị trí hiện tại của mình.
Cho đến một ngày, Ngọc Anh được sếp phó tổng Dương Tiến Thành chuyên phụ trách mảng nội dung gọi vào phòng riêng để trao đổi thì sóng gió mới thực sự bắt đầu.
Nhìn chung sếp đã khá lớn tuổi, có thể ngang hàng với tuổi của bố Ngọc Anh, tính tình thường ngày rất thân thiện với mọi người nhưng chẳng hiểu sao phó tổng lại không hề được mọi người yêu quý. Đây cũng là vấn đề mà cô thấy vô cùng khó hiểu.
Quay trở lại buổi gặp mặt riêng biệt của hai người. Sau khi Ngọc Anh bước vào phòng, sếp Thành liền đóng luôn cửa rồi từ tốn mời cô ngồi.
- Em uống trà nhé, phòng anh cũng chỉ có trà thôi
- Vâng em cảm ơn ạ, không biết bài vở của em có vấn đề gì mà để sếp phải trực tiếp chỉ đạo vậy ạ
Sếp gạ gẫm nhân viên nơi công sở
- À không có gì quan trọng cả, em thấy bức tranh anh vẽ có đẹp không? Em có hiểu nội dung của bức tranh.
Đến đây, Ngọc Anh đã bắt đầu ngờ vực về cuộc gặp mặt này, cô nghĩ làm gì có ông sếp nào rảnh đến mức mời nhân viên mới vào phòng để thưởng lãm tranh, trừ khi có điều gì đó mờ ám.
- Em thấy đẹp ạ, hình như là một người mẹ đang ôm con đúng không ạ?
- Không, đây là một chàng trai đang ôm người yêu của mình. Anh thấy em có gương mặt rất xinh, đôi mắt cũng đẹp, em có thích tranh không, anh dẫn em ra ngoại ô vẽ tặng em nhé.
Vừa nói, sếp Thành bắt đầu tiến lại gần Ngọc Anh, rồi từ từ dùng tay chạm lưng cô, xoa đầu cô rất thân mật.
Biết sắp có điều chẳng lành nhưng nếu làm bung bét mọi chuyện lên thì cũng không hay. Suy nghĩ một hồi, Ngọc Anh liền mang tuyệt chiêu mà cô giấu kín bấy lâu nay để biến nó thành bia đỡ đạn cho chính mình. Ngọc Anh đáp:
- Em rất thích ạ, được sếp vẽ tặng thì còn gì bằng. Nhưng đi hai người hơi chán, hay để em rủ thêm chú Dũng đi cùng cho vui được không ạ, em là cháu ruột chú Dũng.
- Dũng nào, chẳng nhẽ ý em là...
- Vâng, chú Dũng phó tổng khối kinh doanh ý ạ, em là cháu gái chú Dũng ạ. Tại em ngại sợ mọi người nghĩ em là người nhà sếp được ưu tiên này nọ nên em không có muốn khoe ra.
Nghe xong, gã cấp trên đốn mạt lập tức bỏ tay ra khỏi người cô, quay về chỗ ngồi rồi cười ngượng.
Hãy từ chối dứt khoát khi bị sếp đưa vào mục tiêu ''săn mồi''
- Ôi hóa ra toàn chỗ anh em thân thiết cả, công việc có gì khó khăn thì cứ nói anh nhé. Anh trợ giúp hết mình, giờ em về chỗ làm việc đi nhé.
Ngọc Anh nhanh chóng bước ra về phía cửa, trước khi đi vẫn không quên nói một câu ''cà khịa'' cho bõ tức: ''Thế bữa nào đi vẽ tranh thì anh nhớ rủ em nhé, rồi vẽ tặng hai chú cháu em một bức ạ''.
Từ đó, sếp Thành chẳng bao giờ gọi cô vào phòng để nói chuyện riêng nữa mà cũng không hề dám trù dập cô. Bởi lẽ, dù cùng chức vị nhưng chú của Ngọc Anh lại có phần ''bề trên'' hơn cả về tuổi tác lẫn uy tín và tiếng nói trong công ty.
Cách phòng tránh yêu râu xanh nơi công sở
Với phụ nữ đẹp lại còn là nhân viên mới, đàn ông dễ biến thành ''hổ đói'', mong muốn được ''khám phá'' và chiếm đoạt. Nếu bạn không may mắn có gia thế chống lưng như cô nàng Ngọc Anh thì có thể áp dụng những cách vượt qua dưới đây:
Hãy bình tĩnh
Thông thường, các cô gái khi bị gạ gẫm sẽ chọn cách âm thầm chịu đựng vì nghĩ rằng nói ra thì mang tiếng xấu mà nghỉ việc vì bị gạ gẫm lại tiếc. Nhiều chị em còn không dám thổ lộ với ai vì sợ bị hiểu nhầm, không được thông cảm hay nảy sinh ghen tuông.
Theo lời khuyên của các chuyên gia tâm lý, khi bị sếp gạ gẫm, việc đầu tiên bạn cần làm không phải sợ sệt hay phát điên lên và nộp ngay đơn nghỉ việc mà là thật bình tĩnh. Khi cấp trên tỏ ý tiếp cận bạn, hãy thu thập nhiều thông tin để xem xét họ đã có gia đình hay chưa.
Hãy điều chỉnh lại hành vi của mình, thể hiện thái độ từ chối một cách dứt khoát nhưng vẫn lịch sự, tế nhị. Trong trường hợp đối phương cố tình không hiểu và tiếp tục có những hành vi phản cảm, đừng ngần ngại xin nghỉ và tìm một công việc khác phù hợp với mình hơn.
Không tạo không gian riêng tư
Trong các mối quan hệ nơi công sở, cần giữ khoảng cách nhất định. Việc ở chung trong các không gian riêng tư với sếp có thể khơi gợi những ý đồ của ai kia. Tốt nhất bạn nên hạn chế việc ở chung trong không gian riêng tư với sếp khác giới.
Đừng bao giờ khiến sếp hiểu nhầm bạn đang ''bật đèn xanh''
Trong những trường hợp không thể tránh được, hãy tìm cách để mọi việc trở nên công khai hơn. Ví dụ anh ta gọi bạn vào phòng riêng thì bạn có thể chọn một khoảng thời gian phù hợp, cố để cửa mở hoặc nhờ trước bạn thân "cứu cánh" bằng những cuộc điện thoại. Nếu là lời mời đi ăn hay hẹn vào giờ muộn mà không thể từ chối, hãy khéo léo sắp đặt thêm sự xuất hiện của một vài người bạn.
Không ăn mặc quá hở hang
Khi đi làm, dù ở vị trí nào bạn cũng nên chọn những trang phục phù hợp, đảm bảo thẩm mĩ mà vẫn lịch sự, không khêu gợi.
Những trang phục hở hang sẽ khiến bạn dễ gặp phiền phức hơn, thậm chí khiến sếp bạn có thể hiểu nhầm rằng bạn đang "bật đèn xanh" cho anh ấy. Hãy dành những bộ cánh cuốn hút đó cho những buổi đi chơi hay đi tiệc.