Nhìn cách dạy con quản lý để hiểu tại sao trên thế giới có nhiều CEO Do Thái đến vậy
Muốn bồi dưỡng kỹ năng quản lý của con, phụ huynh cần phải kết hợp giữa giữa "quản" và "thả".
Trong thế kỷ XXI, con cái chúng ta sẽ phải đối mặt với môi trường cạnh tranh khốc liệt hơn và không thể nói trước được điều gì. Trong xã hội hiện đại, kỹ năng quản lý là một loại kỹ năng không thể thiếu của những cá nhân tài năng trong môi trường quốc tế hóa.
Để con cái có thể sống tự lập, vươn lên mạnh mẽ, ngay tại trong môi trường gia đình, cha mẹ Do Thái đã trang bị đầy đủ kỹ năng quản lý cho con như ý thức quản lý chi phí giá thành, ý thức quản lý thông tin, ý thức quản lý thời gian và kỹ năng quản lý bản thân, quản lý công việc cho con cái ngay từ khi chúng còn nhỏ. Đó là sự chuẩn bị và tích lũy cần thiết cho quá trình trưởng thành, học tập và công việc sau này của trẻ, có như vậy chúng mới có thể ung dung đối mặt với tương lai.
Sau đây là cách bố mẹ Do Thái dạy con về kỹ năng quản lý:
Lên kế hoạch cho mỗi ngày
Xác định mục tiêu của mỗi ngày, tạo thành thói quen sắp xếp các công việc phải làm hằng ngày. Buổi sáng thức dậy suy nghĩ xem mình cần làm việc gì trước mắt và bắt tay vào làm cho đến khi hoàn thành. Sau đó làm công việc thứ hai, cứ tiếp tục như vậy cho đến hết. Nếu kết thúc một ngày, con vẫn chưa thể hoàn thành tất cả các công việc, phụ huynh nên khuyên chúng đừng quá bận tâm lo lắng.
Phân biệt tính cấp bách và tính quan trọng
Việc cấp bách chưa hẳn là quan trọng, ngược lại việc quan trọng cũng không hẳn đã cấp bách. Với một đống việc bày ra trước mắt, phụ huynh hãy gợi ý cho con tự hỏi chính mình, đâu mới là việc thật sự quan trọng, cần ưu tiên xử lý trước. Nếu con trẻ bị cuốn vào việc cấp bách, cuộc sống của chúng sẽ có nguy cơ ngột ngạt, quá tải.
Tận dụng triệt để thời gian làm việc hiệu quả nhất
Phụ huynh nên cho con biết, nếu con thực hiện nhiệm vụ quan trong nhất vào thời gian làm việc hiệu quả nhất trong ngày, con sẽ tốn rất ít sức lực mà vẫn hoàn thành được rất nhiều việc. Vậy khi nào mới là thời gian làm việc hiệu quả nhất? Thời gian làm việc hiệu quả của mỗi người không giống nhau, con cái cần phải tự tìm hiểu.
Dốc toàn bộ sức lực hoàn thành nhiệm vụ quan trọng nhất
Điều quan trọng không phải là làm một việc tiêu tốn bao nhiêu thời gian, mà là có bao nhiêu thời gian con không bị làm phiền. Một khi dốc toàn bộ sức lực vào làm việc, bất cứ khó khăn nào cũng có thể giải quyết dễ dàng, còn cứ nửa vời, vừa làm vừa chơi thì chẳng giải quyết được việc gì. Mỗi lần chỉ có thể suy xét một việc, mỗi lần chỉ có thể làm một việc.
Sử dụng 10 phút trước khi tan học
Đến giờ tan học, rất nhiều học sinh thường đứng ngồi không yên. Thật ra, 10 phút trước giờ tan học là "thời gian vàng", có tác dụng kế thừa cái cũ, sáng tạo cái mới.
- Chỉnh lý vở ghi trên lớp. Vở ghi tóm tắt nội dung bài giảng hằng ngày, bao gồm một số ý quan trọng của buổi học, do ghi vội nên nội dung hơi lộn xộn, học sinh cần sắp xếp lại trước khi kết thúc bài học của một ngày.
- Kiểm tra bài tập. Học sinh đánh dấu những bài tập đã làm xong, đồng thời nắm rõ số lượng bài tập chưa hoàn thành.
- Tuy nhiên để rèn luyện được kỹ năng quản lý cho con, chính bố mẹ phải là tấm gương cũng như đủ kiên nhẫn trên con đường bồi dưỡng này. Khi bản thân con muốn làm việc nào đó, dù con làm không hoàn hảo, cha mẹ cũng nên khuyến khích con tiếp tục cố gắng, tuyệt đối không được quát tháo: Đừng làm nữa, mày làm chỉ hỏng việc thôi.
Đừng làm thay con, bố mẹ cần có ý thức tạo cơ hội cho con biết tự lập, có thể bảo con tìm một đồ vật quen thuộc trong nhà hoặc đặt ra một câu hỏi và để con tự tìm đáp án. Khi bồi dưỡng kỹ năng quản lý cho con, phụ huynh phải đi từ dễ đến khó để con có động lực trong quá trình trải nghiệm thành công, chủ động tiến lên phía trước.
Muốn bồi dưỡng kỹ năng quản lý của con, phụ huynh cần phải kết hợp giữa giữa "quản" và "thả". "Quản" tức là khi con làm một việc nào đó, phụ huynh phải quan tâm hỏi han, dự đoán con gặp khó khăn gì, sẵn sàng hương dẫn con làm một vài việc cần thiết. "Thả" là buông tay cho con làm. Con sẽ dạn dày hơn trong quá trình thực hiện. Nuôi dưỡng thói quen bằng việc thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở con thành hành động nhất quán, bền bỉ.
Thế nhưng quan trọng nhất vẫn là tình yêu và lòng vị tha, khi tâm trạng trẻ không tốt, phụ huynh không nên bắt con em mình tự lập hoặc ép con chịu trách nhiệm.