Nhật Bản: Muốn trở thành nhân viên giám sát an toàn ở ga tàu? xin mời xuống rãnh ngồi ngay cạnh đoàn tàu siêu tốc cho biết mùi nguy hiểm
Có lẽ, bản thân phải biết sợ thì mới đảm bảo được an toàn cho người khác chăng?
Một nhóm nhỏ nhân viên tại một trong những nhà khai thác đường sắt lớn nhất Nhật Bản, JR West, đã được yêu cầu ngồi trong đường hầm nhỏ dọc theo đường ray tàu siêu tốc (shinkansen).
Một số người nói với ông chủ rằng họ không muốn làm như vậy, tuy nhiên, ý kiến của họ bị gạt đi bởi câu nói: "Đến lượt chú rồi".
Cụ thể, họ được chia thành 2 nhóm để tới ngồi giám sát ở một rãnh nhỏ giữa các đường ray tàu siêu tốc rộng và sâu khoảng 1 mét. Đương nhiên những nhân viên này được trang bị mũ bảo hiểm và kính bảo hộ.
Đây là những điểm mà tàu siêu tốc đạt tốc độ tối đa, khoảng 300km/h - Đột nhiên, 700 tấn thủy tinh và kim loại vọt qua trước mặt quả là cảm giác sợ hãi khó tả. Hình ảnh minh họa này còn kinh hoàng hơn:
Cụ thể, họ được chia thành 2 nhóm để tới ngồi giám sát ở một rãnh nhỏ giữa các đường ray tàu siêu tốc rộng và sâu khoảng 1 mét. Đương nhiên những nhân viên này được trang bị mũ bảo hiểm và kính bảo hộ
Thực chất, đây là một phần trong bài đào tạo thường xuyên mà nhân viên của JR West phải tham gia. Mục đích của bài huấn luyện này là để nhân viên kiểm soát đường sắt có cái nhìn trực quan nhất, hiểu được tầm quan trọng của công việc.
300km/h nhanh như thế này đây
Khóa huấn luyện thường xuyên này bắt đầu từ năm 2015, sau một sự cố khiến biển số gắn trên toa tàu bung ra gây hư hại cho toa xe đằng sau. Trách nhiệm này thuộc về những nhân viên kiểm soát an toàn tại mỗi bến tàu siêu tốc. Với tốc độ và quán tính kinh hoàng của mỗi chuyến tàu, chỉ một sai lầm nhỏ cũng có thể gây ra tai họa.
Một đại diện của JR West cho biết: "Nó cho nhân viên của chúng tôi cơ hội để trải nghiệm và hiểu được tầm quan trọng của công việc này. An toàn là trên hết."
Hình ảnh đồ họa thể hiện trực quan nhiệm vụ của nhân viên trong khóa huấn luyện này
Tinh thần và mục đích của khóa huấn luyện này rất rõ ràng. Tuy nhiên, dân mạng Nhật Bản lại nghĩ khác:
"Thật đáng tiếc những nỗ lực này sẽ trở thành công cốc nếu một miếng kim loại bay vào đầu nhân viên đảm bảo an toàn..."
"Đứng xa hơn mấy mét vẫn được mà, sao phải gần thế?"
"Giống bị bắt nạt hơn là huấn luyện"
"Phát minh ra kính VR để làm gì chứ?"
Nakamura, giáo sư kiêm chuyên gia về lý thuyết "sai - thử" tại Đại học Kansai, Nhật Bản có vẻ lại đồng ý với dân mạng. Ông cho hay hành động này sẽ hoàn toàn vô nghĩa nếu hành khách thiếu nhận thức hoặc không được giáo dục đầy đủ.
Dù vẫn đang gây tranh cãi, khóa huấn luyện kinh hoàng này vẫn được thực hiện thường xuyên.