Nhật Bản "đau đầu" khi căn hộ cao cấp trở thành "khu ổ chuột" cho người già ốm yếu

06/09/2016 11:00 AM | Xã hội

Chính phủ Nhật Bản đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng nhân khẩu học liên quan đến người cao niên. Cụ thể, số lượng người cao tuổi so với dân số nói chung đang gia tăng nhanh chóng và một trong những vấn đề chính đó là cuộc sống của người già sẽ ra sao, họ sẽ sống ở đâu?

Theo một báo cáo năm 2015 của Hội đồng Chính sách Nhật Bản, dự kiến Tokyo thâm hụt 130.000 “vị trí chăm sóc” vào năm 2025 và người già sẽ chiếm một phần số lượng điều dưỡng. Cả hai khu vực tư nhân và công cộng đều đang cố gắng để tạo ra cơ sở điều dưỡng nhưng các nỗ lực có thể không bền vững.

Chính quyền địa phương tại Tokyo và các khu vực đông dân cư khác đang thu xếp để những người già nghèo chuyển vào các cơ sở điều dưỡng ở nông thôn. Nếu họ không chấp nhận, có thể tiến hành ngược lại: Thuyết phục người già ở lại thành phố, nếu họ sống ở các vùng nông thôn, di chuyển họ lên thành phố - nơi có thể sống lâu hơn nhờ các dịch vụ công cộng và tiện nghi tuyệt vời.

Người già có tiền tiết kiệm, lương hưu vẫn khó tồn tại ở thành phố lớn

Tạp chí Aera đã kể câu chuyện của một người phụ nữ Tokyo 70 tuổi. Cách đây 20 năm, bà sống cùng chồng trong ngôi nhà tự xây ở vùng núi của tỉnh Tochigi sau khi nghỉ hưu. Trong nhiều năm, cặp vợ chồng rất thích cuộc sống nông thôn và không cần bất kỳ sự trợ giúp đặc biệt nào. Họ lái xe đi khắp mọi nơi và cùng nhau trượt tuyết vào mùa đông. Tuy nhiên, sau một thời gian, người chồng bị bệnh và bà phải lái xe gần một giờ đến bệnh viện, nơi ông được chăm sóc. Sau khi ông qua đời, bà nhận ra, sống một mình ở nơi bị cô lập như vậy sẽ khó khăn rất nhiều khi có tuổi, vì vậy bà đã bán nhà và chuyển về Tokyo.

Bà hiện sống tại khu chung cư lớn ở Takashimadaira. Hai năm trước đây, một hệ thống cung cấp nhân viên đặc biệt, đó là những người phục vụ nhu cầu cho người cao tuổi đã được thành lập và người dân phải trả thêm chi phí cho dịch vụ này. Bà cũng rất hăng hái tham gia. Chỉ mất 10 phút đi bộ từ căn hộ ra tàu điện ngầm, vì tuổi tác và tình hình tài chính, bà có thể sử dụng phương tiện giao thông miễn phí có thể đưa bà đến bất cứ nơi nào ở Tokyo, thậm chí, bà còn nhận được một công việc.

Một số chuyên gia đã chỉ ra, các ý tưởng chuyển người già ra khỏi các khu vực dân số giảm vô tình mô phỏng một thực tế nông thôn cũ có tên ubasute. “Ubasute” là cách đưa vào rừng một người cao tuổi hoặc bệnh nặng trong gia đình, bỏ mặc người ấy bị chết đói, kiệt nước.

Chính sách thiết thực và nhân đạo hơn là cần khuyến khích những người lớn tuổi ở lại trong thành phố, nơi họ không phải lái xe, có cuộc sống tiện nghi, gần cửa hàng bán lẻ và các bệnh viện. Trở ngại chính cho phương pháp này là chi phí. Ngay cả những người đã có tiền tiết kiệm và hưu trí ở mức khá vẫn khó tồn tại thoải mái ở thành phố lớn mà không có sự giúp đỡ từ các khu vực công cộng.

Khu căn hộ cao cấp trở thành một loại "khu ổ chuột" cho người già ốm yếu

Các khu vực phục vụ cho đề án Back to the city - Trở về thành phố, một số dự án nhà công cộng và bán công ở Tokyo đã được ưu tiên cho khách thuê lớn tuổi, nhưng kết quả, nó vô tình trở thành hội người cao tuổi và khó khăn càng nhân lên gấp bội.

Các thành phố xây dựng căn hộ phức hợp Toei gồm 16 tòa nhà dọc theo sông Sumida, chứa tổng cộng 2.312 đơn vị nhà ở. Khoảng 38% các hộ gia đình là người trên 65 tuổi. Năm ngoái, khoảng 10 người đã chết trong căn hộ mà không ai biết vì không có hệ thống kiểm tra tại chỗ.

Tương tự như vậy, phường Shinjuku đã dành căn hộ phức hợp Toyama Heights gần ga Takadanobaba ưu tiên cho người cao niên và chính phủ Tokyo đang cải tạo các đơn vị trong khu phức hợp để chứa số lượng ngày càng tăng của các hộ gia đình người già độc thân. Kết quả, nơi đây trở thành khu tập thể người già, 53% dân cư là người trên 65 tuổi và “nghèo”. Bỗng nhiên, căn hộ cao cấp trở thành một loại "ổ chuột" cho người già ốm yếu.

Theo Aera, một nhóm nghiên cứu trường đại học đã thiết lập văn phòng tại khu phức hợp Toyama để giám sát tình hình. Cuộc khảo sát các cư dân lớn tuổi phát hiện ra, 92% muốn sống ở đó cho đến khi họ chết. Tình trạng này được gọi là “lão hóa tại chỗ” và đã trở thành mô hình ưa thích cho người cao tuổi. Nó có nghĩa, thay vì di chuyển người dân đến các cơ sở điều dưỡng tốn tiền bạc, họ thích được sống chết theo lẽ tự nhiên.

Để giải quyết vấn đề này, chính quyền thủ đô Tokyo đã khởi xướng một chương trình tiếp cận cộng đồng có tên kōreisha mimamori sōdan - Tư vấn giám sát người già; trong đó, cán bộ công chức và hàng xóm thường xuyên kiểm tra các căn hộ người lớn tuổi. Theo đó, hệ thống cần sắp xếp cư dân lão niên ở các tòa nhà xen kẽ với gia đình trẻ và các cặp vợ chồng.

Ngoài ra, nhiều bác sĩ được phân nhánh và theo xu hướng rất rõ ràng: Thay vì khiến các bậc cao niên thích nghi với tình hình xã hội hiện nay, biến tình hình xã hội điều chỉnh phúc lợi của người già.

Theo Nguyễn Nguyễn

Cùng chuyên mục
XEM