Vladimir Putin: Từ khu lao động nghèo tới vị trí người đàn ông quyền lực nhất thế giới (P2)

27/12/2014 14:45 PM |

Lớn lên tại khu lao động nghèo của Liên bang Xô Viết, đến nay ông Putin trở thành một trong những người đàn ông có tầm ảnh hưởng nhất thế giới.

Vladimir Putin hiện đang là trung tâm của những vấn đề nóng nhất trên thế giới. Tuy nhiên, tầm ảnh hưởng và quyền lực đó ông không giành được chỉ qua một đêm.

Dưới đây là con đường thăng tiến trở thành người đàn ông quyền lực nhất thế giới của tổng thống Putin từ khu ổ chuột nghèo của Liên bang Xô Viết đến vị trí người đàn ông quyền lực nhất thế giới.


Phần 1: Vladimir Putin: Từ khu lao động nghèo tới vị trí người đàn ông quyền lực nhất thế giới

Năm 1996, Putin và gia đình ông chuyển tới Moscow. Tại đây, con đường sự nghiệp của ông phát triển nhanh chóng và sớm trở thành người lãnh đạo của Tổng cục An ninh Liên bang Nga (FSB).

Putin đã trải qua rất nhiều công việc tại Moscow từ năm 1996 đến 1999, cuối cùng ông nhận chức chủ tịch Tổng cục An ninh Liên bang Nga.

“Vào tháng 7/1998, Yeltsin (Tổng thống Nga lúc đó) chính thức đề bạt Putin là người đứng đầu FSB”.

Điều thú vị là, ông Putin không đặc biệt thích Moscow, ông coi đây như một “thành phố châu Âu”.

Putin đã nói về thủ đô của Nga như sau: “Tôi không thể nói rằng mình không yêu Moscow và yêu St. Petersburg nhiều hơn. Tuy nhiên, Moscow rõ ràng là một thành phố châu Âu”.

Dù trên đà thăng tiến đỉnh cao nhất của sự nghiệp, Putin vẫn dành thời gian để hoàn thành luận án kinh tế của mình.

“Mặc dù khối lượng công việc chồng chất nhưng vào năm 1997 ông Putin vẫn bảo vệ thành công luận văn thạc sỹ kinh tế tại Học viện mỏ địa chất St. Peterburg. Tuy nhiên, chuyên môn về kinh tế của ông Putin vẫn còn là dấu chấm hỏi.

Tháng 8/1999, Tổng thống Boris Yeltsin bổ nhiệm Putin làm thủ tướng. Một tháng sau đó, xếp hạng tín nhiệm của ông đạt 2%.

Ông Putin đứng cạnh Tổng thống đương thời lúc đó là Yelstin năm 1999.

Putin là thủ tướng thứ 5 của nước Nga trong vòng chỉ 2 năm. Thời điểm đó, không ai tin Yeltsin khi ông tuyên bố Putin sẽ là người kế nhiệm mình.

Thực tế, ai cũng chờ đợi Yevgeny Primokov trở thành tổng thống bởi ông có sự nghiệp ấn tượng hơn và là “người bạn thân thiết của nhiều người từ Madeleine Albright đến Saddam Hussein”.

Sau đó, không rõ nguyên do từ đâu, Yelstin rời vị trí tổng thống và đưa Putin trở thành người kế vị mình vào đầu năm 1999.

Rất nhiều người tin rằng Yeltsin đã để vị trí Tổng thống cho ông Putin là nhằm bảo vệ chính bản thân ông này: Chiến tranh tại Chechnya bắt đầu vào thời kỳ cao điểm, tỷ lệ tín nhiệm của Yeltsin cũng bắt đầu giảm.

Trong bài phát biểu nhậm chức Tổng thống nhiệm kỳ đầu tiên, Putin hứa về việc để tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, tự do báo chí và quyền sở hữu tư nhân…

Cụ thể bài phát biểu có đoạn: “Tôi muốn cảnh báo rằng bất kể ai làm trái luật pháp và hiến pháp của nước Nga sẽ bị trừng phạt thích đáng. Tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, tự do truyền thông đại chúng và quyền được sở hữu - những nguyên tắc cơ bản của xã hội văn minh sẽ được bảo vệ dưới chế độ này”.

Trong nhiệm kỳ Tổng thống đầu tiên, ông Putin tập trung giải quyết các vấn đề nội bộ trước. Có 2 vấn đề nổi bật là: Cuộc chiến tranh với Chechnya và các trùm đầu sỏ chính trị thời Yeltsin.

Putin nhậm chức tổng thống trong thời điểm khá phức tạp. Nước Nga đang ở giữa cuộc xung đột với Chechnya. Thêm vào đó, những trùm đầu sỏ chính trị thời Yeltsin đang lên kế hoạch mở rộng tầm ảnh hưởng của họ trong lĩnh vực chính trị.

Putin thừa nhận những tên đầu sỏ chính trị này có tiềm năng nắm quyền lực lớn vì vậy phải nhanh chóng giải quyết họ.

“Vào tháng 7/2000, Putin tuyên bố với những tên đầu sỏ chính trị rằng ông sẽ không can thiệp vào hoạt động kinh doanh của họ miễn là những người này không tham gia vào chính trị và không chỉ trích Tổng thống”.

Putin được biết đến “người đàn ông của những hành động” với cách xử lý thông minh của ông về chiến tranh Chechnya lần 2.

Những hành động quyết đoán của ông Putin trong cuộc thỏa hiệp với Chechnya trong vụ bắt giữ con tim năm 2002 đã nâng danh tiếng của ông lên rất nhiều. Tỷ lệ tín nhiệm của ông tăng lên 83% sau khi việc này kết thúc.

Năm 2004, Putin tái tranh cử cho nhiệm kỳ thứ 2, ông tiếp tục tập trung giải quyết các vấn đề trong nước nhưng lại chịu những lời chỉ trích vì đàn áp truyền thông.

Cụ thể, nhà báo Anna Politkovskaya đã bị ám sát tại nhà riêng sau khi viết về vấn đề tham nhũng của quân đội Nga với Chechnya. Truyền thông phương Tây đã chỉ trích ông Putin rất nặng nề vì sự cố này.

Tuy nhiên, mặc cho những lời chỉ trích, tín nhiệm của ông Putin vẫn đạt tỷ lệ rất cao. Bên cạnh đó, trong suốt 2 nhiệm kỳ đầu tiên của mình, ông Putin đã giúp kinh tế Nga tăng trưởng một cách đáng kinh ngạc: GDP tăng lên 70% và đầu tư tăng lên 125%.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Nga từ 1992 - 2013.

“GDP của Nga trong năm 2007 đạt mức của năm 1990, điều đó có nghĩa là đất nước này đã vượt qua được hậu quả nặng nề của khủng hoảng kinh tế trong những năm 1990”. Tuy nhiên, cũng cần phải nói rằng nước Nga đã rất may mắn khi có chỗ dựa là dầu mỏ.

Trong năm 2008, Dmitry Medvedev đã tranh cử Tổng thống thành công. Một ngày sau đó, ông đã đề bạt Putin làm Thủ tướng và sau đó nước Nga đã rơi vào khủng hoảng kinh tế.

Khi khủng hoảng tài chính toàn cầu lên mức cao nhất, mọi thứ trở nên tồi tệ. Kinh tế Nga đã rơi vào khó khăn trầm trọng vì phải phụ thuộc nhiều vào đầu tư của phương Tây. Thêm vào đó, khủng hoảng tài chính thực sự cho thấy sự lệ thuộc quá lớn của Nga vào dầu mỏ và khí đốt.

Cùng năm đó, Nga tham gia vào Chiến tranh The Rusco-Georgian.

Xung đột The Russo-Georgia liên quan đến Nga, Georghia và 2 khu vực Nam Ossentia và Abkhazia. Hai khu vực này cố gắng dành độc lập chính thức từ những năm 1990. Nga thì thừa nhận những khu vực này độc lập nhưng phương Tây lại kịch liệt phản đối.

Đến năm 2012, Putin trúng cử Tổng thống nhiệm kỳ thứ 3 của mình với 63,6% số phiếu bầu (đây là nhiệm kỳ kéo dài 6 năm, không phải 4 năm như thông thường).

Thực tế cuộc bầu cử này gây ra nhiều tranh cãi. Nhiều người cho rằng nhiệm kỳ thứ 3 là trái với luật pháp và cuộc bầu cử có gian lận. Tuy nhiên, mặc cho những lời bình luận, ông Putin vẫn nhận được gần 64% số phiếu bầu.

2 năm sau đó, tháng 3/2014 Putin sát nhập Crimea - một trong những bước đi chính trị phức tạp và gây tranh cãi nhất trong năm.

Tổng thống bị lật đổ của Ukraina là Viktor Yanukovych gửi một bức thư tới ông Putin với nội dung “Yêu cầu sử dụng quân đội Nga để khôi phục lại kỷ luật và mệnh lệnh tại Ukraine”.

Sau đó, quốc hội Nga đã được “mở rộng quyền sử dụng lực lượng quân đội để giải quyết những vấn đề chính trị tại Ukraine, thành lập đồng minh điện Kremlin. Trong khi đó, chính quyền Kiev lên tiếng sẽ xảy ra chiến tranh nếu Nga tiếp tục đưa quân tiến sâu vào Ukraine”, trích tờ The New York Times.

Ngày 2/3, Nga hoàn toàn nắm toàn quyền kiểm soát Crimea và ngày 16/3, “đại đa số” người Ukraine lấy phiếu bầu để ly khai khỏi Ukraina và gia nhập Nga.

Tạp chí Forbes bình chọn ông Putin là người quyền lực nhất thế giới năm 2014.

Gần đây nhất, Putin bắt đầu mở rộng quan hệ với Trung Quốc nhằm tìm kiếm đối tác thương mại mới trước những trừng phạt của phương Tây.

Nga đã ký kết dự án xây dựng đường dẫn khí đốt trị giá 70 tỷ USD với Trung Quốc. Hai quốc gia này cũng xây dựng “đường sắt cao tốc dài hàng nghìn km từ Moscow tới Bắc Kinh”.

Không ai đoán được bước đi tiếp theo của Putin là gì nhưng nếu ông cân nhắc tái tranh cử Tổng thống Nga ở nhiệm kỳ thứ 4 thì chúng ta có thể sẽ phải chứng kiến nhiều vấn đề hơn nữa cho tới năm 2024.

Quay trở lại thời điểm Putin làm việc tại văn phòng thị trưởng St. Peterburg, những người thân cận của ông gọi ông là “ông chủ”. Ngày nay, họ gọi ông là “Nga hoàng”, còn Forbes thì bình chọn ông là “người quyền lực nhất năm 2014”.

>> Ông Putin: Tôi đang đi đúng hướng, người sai là phương Tây

Vân Đàm

Đàm Vân

Cùng chuyên mục
XEM