Thời niên thiếu của John Maynard Keynes: Điềm báo cho một tài năng lỗi lạc

14/03/2015 14:05 PM | Nhân vật

Ngay khi còn nhỏ, Keynes đã tỏ ra là một cậu bé có suy nghĩ khác biệt với số đông và cũng có nhiều ý tưởng mang lại lợi ích cho mình cũng như các bạn đồng trang lứa.

Nội dung nổi bật:

- Keynes là người khai sinh kinh tế học vĩ mô hiện đại và là nhà kinh tế có ảnh hưởng nhất thế kỷ 20.

- Chính việc ham học và suy nghĩ khác số đông khi còn bé cùng với kho tri thức được tiếp nhận từ sớm khiến Keynes nổi trội hơn với các bạn. Ông sáng chói và là một hiện tượng phi thường với khả năng ham học của mình.

- Đó chính là nền tảng, là điềm báo cho một tài năng lỗi lạc thời niên thiếu của nền kinh tế học thế giới.


Năm 1883, cả thế giới đau buồn vì sự ra đi của nhà tư tưởng lỗi lạc Karl Marx. Nhưng cũng chính thời điểm này, năm 1883, tại một ngôi nhà nhỏ ở Cambridge, Anh Quốc, một phụ nữ tên Florence Ada Brown cùng ngưởi chồng John Neville Keynes lại có chung một tâm trạng hoàn toàn trái ngược. Họ đang háo hức, hạnh phúc mong chờ đứa con trai đầu lòng của hai người. Bé trai ấy tên John Maynard Keynes.

John Maynard Keynes ( 5 tháng 6 / 1883 – 21 tháng 4 / 1946 ) là một nhà kinh tế học  người Anh. Những ý tưởng của ông, hình thành nên Kinh tế học Keynes , có ảnh hưởng lớn tới kinh tế học hiện đại và chính trị cũng như các chính sách tài chính của nhiều chính phủ.

Ông ủng hộ cho sự can thiệp của chính phủ vào kinh tế, bởi nhờ đó chính phủ sẽ sử dụng chính sách tài chính và chính sách tiền tệ để làm giảm đi những ảnh hưởng bất lợi do suy thoái kinh tế hay bùng nổ kinh tế gây ra. Ông là người khai sinh kinh tế học vĩ mô hiện đại và là nhà kinh tế có ảnh hưởng nhất thế kỷ 20.

John Maynard Keynes sinh vào năm 1883, đúng cái ngày mà Karl Marx mất. Sự trùng hợp ngẫu nhiên này như là điềm báo trước cho hai tài năng tiếp nối nhau về thời gian và cả hai đều có tầm ảnh hưởng sâu sắc đến nền triết học về chế độ tư bản chủ nghĩa của nhân loại.

Giống như Karl Marx, Keynes được sinh ra trên một nền tảng cũng rất khác biệt. Trong khi Karl Marx được sinh ra trong một gia đình luật sư giàu có, được tiếp xúc từ rất sớm với các học giả, họa sĩ nổi tiếng thì Keynes cũng được tiếp nhận kho tàng tri thức từ rất sớm, bắt nguồn từ người cha của ông.

Cha của Keynes là một nhà xã hội học, nhà kinh tế học nổi tiếng được nhiều người biết đến. Vì truyền thống của gia đình Keynes mang phong tục cha truyền con nối, nên người cha muốn đứa con trai đầu lòng cũng đi chung một con đường sự nghiệp giống mình.

Vì thế, từ khi còn nhỏ, Keynes đã được tiếp nhận những tư tưởng của cha qua những lời giảng dạy của ông. Do thế, bản chất thiên tài của Keynes đã được bộc lộ từ rất sớm, một điềm báo trước cho người sẽ kế tục tư tưởng của Karl Marx.

Lúc lên 4 tuổi, ông đã tự tìm lời giải đáp cho mình về ý nghĩa kinh tế của lãi suất. Rồi khi lên 6 tuổi, ông lại thắc mắc về bộ óc của ông hoạt động như thế nào. Điều mà số đông những đứa trẻ không quan tâm cho lắm, nhưng đối với ông thì điều này lại có ý nghĩa rất quan trọng và thực tế.

Keynes tự khám phá, và tìm lời giải trên cho chính mình qua những ý tưởng khá lập dị của ông. Đó là tự tra hỏi bản thân trong nhiều ngày liên tục.

Lên 7 tuổi, Keynes bắt đầu trao đổi tư tưởng với cha – một nhà kinh tế học nổi tiếng tại Anh Quốc - như những đồng nghiệp đang tranh luận để tìm ra giải pháp của một vấn đề nào đó. Cha Keynes nhìn thấy ở ông một cá tính tự tin và cũng rất dị thường.

Khi đi học, Keynes cũng tỏ ra hết sức tinh nhạy trong cách cư xử với bạn bè. Tại trường tiểu học Goodchild, ông có một người bạn ngoan ngoãn luôn đi theo sau để mang hộ những cuốn sách giáo khoa của mình về nhà. Đổi lại, Keynes sẽ giúp đỡ người bạn biết nghe lời này làm những bài toán khó mà thầy cô trên trường giao về nhà.

Keynes cũng có một “hợp đồng thương mại” với một người bạn cùng trường mà ông rất ghét. Do hình thể khi bé không cao to như các bạn đồng trang lứa, nên ông hay bị một đứa bạn bắt nạt. Biết rằng, nếu giao tranh bằng vũ lực, chắc chắn mình sẽ gặp thất bại, nên ông sẽ tìm một yếu điểm của đối phương để giảng hòa vi quý.

Biết rằng kẻ bắt nạt thích đọc sách, Keynes đề nghị mỗi tuần sẽ giúp người bạn hung hăng này mượn một cuốn sách từ thư viện. Đổi lại, là sự an toàn của ông.

Lên 14 tuổi, Keynes làm đơn xin nhập học vào trường Eton. Tại đây, thành tích học tập của ông rất suất xắc. Vì vậy, ông được cấp học bổng của trường Eton. Keynes dùng số tiền này để trang trải cho những nhu cầu cá nhân và cũng nuông chiều sở thích uống rượu sâm panh của mình.

Bước vào giai đoạn phổ thông trung học, Keynes được biết đến với khả năng tranh luận sắc bén tại trường và cũng bắt đầu tự nghiên cứu xã hội học rất hăng say, nhiệt tình. Bạn học tại trường  cũng biết đến ông với biệt danh mọt sách. Keynes có thể thức khuya đến một hai giờ sáng để đọc sách và rồi thức dậy sớm để đi học.

Có thề, tư tưởng thời niên thiếu của Keynes chưa toát lên tầm ảnh hưởng lớn đến xã hội và nền kinh tế của thế giới. Suy nghĩ và tư tưởng của ông khi đó đã nổi bật và thông minh nhưng nó chỉ được biết đến ở một quy mô nhỏ là trường Eton.

Tuy nhiên, chính việc ham học và suy nghĩ khác số đông khi còn bé cùng với kho tri thức được tiếp nhận từ sớm khiến ông nổi trội hơn với các bạn. Ông sáng chói và là một hiện tượng phi thường với khả năng ham học của mình. Đó chính là nền tảng, là điềm báo cho một tài năng lỗi lạc của nền kinh tế học thế giới.

>> Kinh tế học bóng đá: Khi tiền quan trọng hơn chiến thắng

Đinh Lộc

đinh lộc

Cùng chuyên mục
XEM