Tại sao Warren Buffett không đầu tư vào công nghệ hay Bitcoin?

31/03/2014 12:57 PM | Nhân vật

Chìa khóa để đầu tư không phải là ngành công nghiệp ảnh hưởng lớn đến xã hội như thế nào hay nó sẽ tăng trưởng ra sao mà là việc xác định lợi thế cạnh tranh của một công ty bất kỳ.

Nội dung nổi bật:

- Có hai lý do chính được ông đưa ra gồm:

Tuổi thọ và sức bảo vệ đối với lợi thế cạnh tranh trong lĩnh vực công nghệ tương đối hạn chế ( Điển hình là việc “thành trì” sức mạnh độc quyền toàn cầu của Microsoft đã tạo ra vào cuối những năm 90 không giúp gì nhiều cho hãng này khi bước sang những năm 2000)

Sự khó khăn của việc nhận diện ra số ít tên tuổi chiến thắng về đích trước và khả năng có thể mua được được chúng với mức giá hợp lý.
 
Chìa khóa để đầu tư không phải là ngành công nghiệp ảnh hưởng lớn đến xã hội như thế nào hay nó sẽ tăng trưởng ra sao mà là việc xác định lợi thế cạnh tranh của một công ty bất kỳ, trên hết là sự bền vững của lợi thế này.



Mới đây, nhà đầu tư mạo hiểm tại thung lũng Silicon Marc Andreessen tạo ra cơn bão tranh luận khi lời bình luận khá nặng nề về sự hoài nghi của tỷ phú Warren Buffett về Bitcoin: “Buffett chỉ là một ông già suốt ngày chê bai về công nghệ mà không hiểu tí gì về nó” lan tràn trên mạng Twitter.

Có thể đây chỉ là lời nói chuyện phiếm với vài người bên lề một cuộc hội thảo chứ không phải xúc phạm đến Buffett. Nhưng nó cũng tạo ra cơn bão tranh cãi về Andreessen, Bitcoin và bài viết của Buffett về công nghệ thời bong bóng dot-com bùng nổ lý giải vì sao tỷ phú này không đầu tư vào công nghệ, phải chăng do ông không hiểu về nó.

Một vài nhân vật trong giới công nghệ cho rằng bài viết của Buffett có thể hiểu rằng ông ấy có ít kinh nghiệm chuyên môn hoặc sức mạnh trí tuệ cần thiết để hiểu về công nghệ. Nói về công nghệ, Buffett dùng ngôn ngữ khá khiêm nhường “ Tôi không hiểu” hay “ Tất cả các bạn bỏ tiền vào những cổ phiếu dot-com phải thông minh hơn tôi, bởi tôi không kiếm được gì từ chúng.”

Tuy nhiên, phóng viên Herry Blodget của trang Business Insider lại tin rằng, Buffett hiểu tất cả mọi điều mà ông muốn hiểu về công nghệ vào cuối thập thập niên 90, đó chính là việc các nhà đầu đã trở nên quá điên cuồng.

Tương tự như vậy, Blodget cho rằng Buffett am hiểu tường tận những gì đang diễn ra với Bitcoin. Theo Blodget, những phát biểu của vị tỷ phú này ví Bitcoin như một thứ ảo tưởng hồi đầu tháng 3 không phải vì Buffett là tay mơ để hiểu Bitcoin. Mà xuất phát từ việc ông hiểu rằng giá cả của Bitcoin hầu hết nằm trong mắt những “fan cuồng” đồng tiền ảo này.


Nói như vậy không có nghĩa Buffett nghĩ rằng giá Bitcoin sẽ sụp đổ nhanh chóng hay người nào đầu cơ vào tiền ảo này đều là một kẻ ngốc. Điều này chỉ nên hiểu rằng tỷ phú Buffett không nghĩ rằng Bitcoin có bất kỳ giá trị nội tại nào. Vốn là nhà đầu tư giá trị lão luyện, Buffett nắm rõ khái niệm giá trị và giá cả khác nhau như thế nào. Và Buffett đã đúng khi chứng kiến Bitcoin có thể giao dịch với giá 0,01 USD hay lên tới 1 triệu USD. Cả hai con số này đều có thể lập luận để bảo vệ hoàn hảo.

Tháng 11 năm 1999, Buffett có bài viết khá sâu sắc về thị trường, đầu tư đăng trên tạp chí Fortune. Trong đó, ông cũng giải thích vì sao ông không đầu tư vào “sự sáng tạo”. Có hai lý do chính được ông đưa ra gồm:

* Tuổi thọ và sức bảo vệ đối với lợi thế cạnh tranh trong lĩnh vực công nghệ tương đối hạn chế ( Điển hình là việc “thành trì” sức mạnh độc quyền toàn cầu của Microsoft đã tạo ra vào cuối những năm 90 không giúp gì nhiều cho hãng này khi bước sang những năm 2000)

Sự khó khăn của việc nhận diện ra số ít tên tuổi chiến thắng về đích trước và khả năng có thể mua được được chúng với mức giá hợp lý.

Bài viết của Blodget phần nào giải thích rõ hơn đoạn viết Buffett không hiểu về công nghệ. Nó sẽ được hiểu chính xác không phải là công nghệ mà chính là mức giá các nhà đầu tư khác sẵn sàng trả cho công nghệ.

Sau đây là một phần trong bài viết của Buffett viết hồi tháng 11/1999, 5 tháng trước khi bong bóng dot-com đổ vỡ:

Tôi nghĩ bài học quá khứ sẽ trở lại và đến lúc nhìn lại hai ngành công nghiệp đã làm thay đổi đất nước sớm hơn rất nhiều trong thế kỷ này: ô tô và hàng không. Hãy bắt đầu với ngành ô tô: Tôi có ở đây 1 trang giấy trong số 70 trang danh sách các nhà sản xuất xe hơi và xe tải đang hoạt động tại đất nước chúng ta. Hai cái tên tự nhiên được tôi để ý trong đó có hãng sản xuất xe hơi Bershire và Omaha. Nhưng ngoài ra còn có một danh bạ điện thoại của những nhà sản xuất khác.

Có ít nhất 2.000 nhà sản xuất xe hơi xuất hiện trong ngành công nghiệp vốn có tác động kinh ngạc đến cuộc sống của cong người. Nếu bạn đã tiên đoán thủa ban đầu của những chiếc xe hơi và công nghiệp này phát triển ra sao, bạn sẽ phải thốt lên: “Đây chính là con đường dẫn tới sự giàu có”. Vậy chúng ta đã làm gì trong thập niên 90? Sau cuộc tàn sát giữa các doanh nghiệp được xem là không bao giờ chấm dứt, chúng ta phụ thuộc vào 3 công ty sản xuất xe hơi tại Mỹ- những hãng chính bản thân họ không có gì đặc biệt với các nhà đầu tư. Ô tô là ngành công nghiệp có tác động lớn lao đến Mỹ và cũng có ảnh hưởng lớn, mặc dù không mong đợi đến các nhà đầu tư.

Thỉnh thoảng, dựa vào các sự kiện chuyển biến trong ngành để tìm ra những người thua cuộc có vẻ dễ dàng hơn nhìn ra kẻ chiến thắng. Bạn có thể nắm bắt được tầm quan trọng của của công nghiệp ô tô khi nó xuất hiện nhưng rất khó để nhặt ra những công ty giúp bạn hái ra tiền. 

Một ngành công nghiệp cũng làm thay đổi diện mạo tương lai thế giới bên cạnh ô tô, khiến không ít nhà đầu tư thèm thuồng chính là máy bay. Tôi đã quay lại xem xét những nhà sản xuất máy bay và thấy rằng trong thời kỳ từ 1919-1939, có khoảng 300 công ty xuất hiện nhưng số lượng vẫn còn tồn tại đến ngày hôm nay chỉ đếm trên đầu ngón tay. 

Quay trở lại sự thất bại của các nhà sản xuất máy bay. Đây là danh sách 129 hãng hàng không nộp đơn phá sản trong vòng 20 năm. Tại khu vực châu Âu, tình trạng còn bi đát hơn khi danh sách lên tới gấp đôi. Giai đoạn 1992, trên thực tế mặc dù bức tranh ngành công nghiệp máy bay được cải thiện hơn so với trước nhưng số tiền các nhà đầu tư thu được ra kể từ buổi bình minh của ngành công nghiệp này từ tất cả các hãng hàng không tại Mỹ bằng không. Chính xác là 0.

Tôi không quan tâm đến những doanh nghiệp có thay đổi lớn đến cuộc sống của chúng ta nhưng thất bại trong việc phân phối phần thưởng tới các nhà đầu tư Mỹ. Một bài học được rút ra từ những doanh nghiệp này là: Chìa khóa để đầu tư không phải là ngành công nghiệp ảnh hưởng lớn đến xã hội như thế nào hay nó sẽ tăng trưởng ra sao mà là việc xác định lợi thế cạnh tranh của một công ty bất kỳ, trên hết là sự bền vững của lợi thế này. Những sản phẩm hay dịch vụ cần phải rộng, những “thành trì” ổn định quanh chúng là những thứ sẽ mang lại phần thưởng cho các nhà đầu tư.


Kim Thủy

thuyntt

Cùng chuyên mục
XEM