Barista của Starbucks được khuyến khích thảo luận về phân biệt chủng tộc với khách hàng
Giám đốc điều hành Starbucks, Howard Schultz, đang khuyến khích các nhân viên của mình đưa ra những vấn đề nóng bỏng - bước đột phá mới nhất của ông về các chủ đề gây tranh cãi.
Nội dung nổi bật:
- CEO huyền thoại của Starbucks, Howard Schultz, mới đây đã chứng tỏ lập trường chính trị và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp khi ban hành chính sách cho phép nhân viên thảo luận việc phân biệt chủng tộc với khách hàng.
- Theo ông, chỉ có thể xóa bỏ nạn phân biệt chủng tộc khi có thể trao đổi thẳng thắn về nó, bày tỏ quan điểm. Đây đồng thời cũng là biện pháp gia tăng tính kết nối giữa nhân viên Starbucks với khách hàng.
Howard Schultz không bao giờ né tránh việc để công ty của ông tham gia vào các cuộc tranh luận gây tranh cãi, cho dù những cuộc tranh luận đó là về hôn nhân đồng tính, hoặc tình trạng kiểm soát vũ khí, hay các vấn đề bế tắc của chính phủ Mỹ.
Theo Schultz, người điều hình một đế chế cà phê với 4.700 cửa hàng tại Mỹ, cho rằng cuộc tranh luận chính trị phân cực nhất tại Hoa Kỳ là quan hệ chủng tộc.
Starbucks đã chạy một quảng cáo toàn trang của Thời báo New York xuất bản hôm Chủ nhật - một trang buồn tẻ, tối tăm với một chú thích nhỏ "Chúng ta sẽ vượt qua?" ở giữa, và dòng chữ "Hợp Chủng" cùng với logo của công ty, ở góc dưới bên phải. Chiến dịch quảng cáo, cùng với một bài tương tự vào thứ hai trên trang USA Today, là một phần của một sáng kiến ra mắt trong tuần này bởi các chuỗi cửa hàng cà phê để kích thích trò chuyện và tranh luận về các chủng tộc ở Mỹ bằng cách cho phép nhân viên trao đổi với khách hàng về các chủ đề nóng bỏng.
Bắt đầu từ thứ hai, các chuyên gia pha chế của Starbucks sẽ có nhiệm vụ khi phục vụ khách hàng những ly nước mà trên đó họ đã viết tay chữ "Hợp chủng" và bắt đầu một cuộc thảo luận về sự phân biệt chủng tộc. Thứ sáu này, mỗi số báo của tờ USA Today – tờ báo có gần hai triệu bản in mỗi ngày và là một đối tác của Starbucks trong sáng kiến này - sẽ có số đầu tiên của một chuỗi các bài (in rời kèm vào báo) về quan hệ chủng tộc, bao gồm một loạt các quan điểm về chủng tộc. Các cửa hàng cà phê Starbucks cũng sẽ cung cấp các tờ thông tin này.
Trong một đoạn phim hướng tới gần 200.000 nhân viên của Starbucks, 40% trong số họ là thành viên của một chủng tộc thiểu số, Schultz đã bác bỏ quan điểm cho rằng phân biệt chủng tộc là một chủ đề quá nóng bỏng và khó khăn để Starbucks có thể tìm cách giải quyết.
"Tôi không đồng ý. Tôi bác bỏ hoàn toàn", ông nói trong đoạn phim "Đây là một vấn đề nhạy cảm. Nhưng nó là cực kỳ quan trọng đối với đất nước", ông tiếp tục, nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ "tốt hơn rất nhiều” so với quan niệm của các nhà nước hiện nay về quan hệ chủng tộc.
Sáng kiến này mất vài tháng tham vấn với các nhân viên bắt đầu từ tháng 12/ 2014, một phần là kết quả của các cuộc biểu tình làm hỗn loạn một số thành phố của Mỹ sau khi bồi thẩm đoàn từ chối luận tội nhân viên cảnh sát da trắng trong các vụ bắn chết người, tiêu biểu là trường hợp của Michael Brown 18 tuổi ở Ferguson, Mo ., gần thành phố Louis, và Eric Garner, 43 tuổi ở Staten Island, New York (Mỹ).
Schultz đã gặp mặt với gần 2.000 nhân viên của Starbucks ở những thành phố nổ ra những vấn đề trực tiếp nhất bởi căng thẳng chủng tộc và sự tàn bạo của cảnh sát chống biểu tình trong năm qua, trong đó có Oakland, St. Louis, Los Angeles, New York, Chicago, và Seattle, nơi đặt trụ sở Starbucks. Hiểu biết về khả năng bùng nổ của vấn đề phân biệt chủng tộc, Starbucks cho biết chuyên gia pha chế của họ không có nghĩa vụ tham gia với khách hàng trong các hoạt động về chủ đề này. Mục tiêu chỉ đơn giản là để thúc đẩy thảo luận và trao đổi ý tưởng.
Các nguy cơ tiềm ẩn tồn tại là tác nhân làm những cuộc tranh cãi bùng nổ (không phải chủ đề này không nằm trong những chủ đề chính trị gây tranh cãi tại Mỹ), và một câu hỏi nghi vấn có thể tiềm ẩn rủi ro gây ảnh hưởng, làm chậm dịch vụ trong các cửa hàng. Nhưng Schulz không bao giờ đứng ngoài lề các tranh cãi chính trị và các hoạt động xã hội. Năm 2013, ông đã lãnh đạo việc thúc đẩy viết kiến nghị các chính trị gia ở Washington kết thúc việc đóng cửa chính phủ liên bang. Cùng năm ấy, ông đã viết một lá thư ngỏ đề nghị những người sở hữu súng nên hạn chế việc đem súng vào cửa hàng, dù là việc đó được cho phép. Hai năm trước đó, Starbucks cũng đã phát động gây quỹ bằng cách bán những chiếc vòng tay với trị giá 5 đô la, để khuyến khích việc tạo thêm việc làm ở Mỹ. Công ty này cũng đã cam kết sẽ thuê 10.000 cựu chiến binh hoặc những người có vợ chồng làm trong quân đội, trong thời gian năm năm.
Và ông cũng không hề tỏ ra xấu hổ khi đối diện những lời phê bình gay gắt về lập trường chính trị của Starbucks hay cũng là của chính mình, bao gồm từ cả cổ đông. Hai năm trước, sau khi một nhà đầu tư tại cuộc họp cổ đông thường niên cho biết rằng sự hỗ trợ của công ty cho một dự luật bình đẳng hôn nhân trong tiểu bang Washington đã gây tác hại đến việc bán hàng bởi sự tẩy chay bởi một nhóm luật sư, Schultz đã mời ông bán cổ phần Starbucks của ông nếu ông cảm thấy mình có thể tìm thấy một vụ làm ăn khác có được một tỷ suất lợi nhuận cao.
Schulz cho biết sẽ thảo luận về sáng kiến “Hợp Chủng” của Starbucks tại cuộc họp cổ đông thường niên của công ty vào ngày thứ Tư tới đây.
>> Starbucks cũng sẽ cho 'cà phê sữa đá' vào menu tại Việt Nam?
Cường Thịnh