Nhận nhà máy lúc thua lỗ, 1 năm sau được định giá gấp 5 lần, đâu là bí quyết của huyền thoại kinh doanh Hàn Quốc?

09/04/2017 14:17 PM | Kinh doanh

Năm 1984, cựu Chủ tịch Daewoo Kim Woo Choong mua lại nhà máy lọc dầu tại Antwerp (Bỉ). Đó là một nhà máy thua lỗ, từng bị nhiều công ty lớn của Nhật, Đức, Mỹ từ chối. Thật kỳ lạ, dưới sự chỉ huy của ông Kim, trong vòng 1 năm nhà máy đã tạo ra lợi nhuận, đến mức, vị chủ tịch cũ đã ngỏ ý mua lại với giá gấp 5 lần.

Kể lại câu chuyện, ông Kim Woo Choong cho biết lời đề nghị mua nhà máy tại thời điểm ấy khiến ông không ngờ đến. Việc đầu tiên ông làm là ra lệnh giám đốc văn phòng chi nhánh Daewoo tại Luân Đôn điều tra Công ty này qua thị trường tài chính ở Luân Đôn. Ông cũng đồng thời cử một trưởng phòng về thị trường dầu Quốc tế điều tra công ty này ở Antwerp.

“Ít lâu sau đó tôi nhận được báo cáo của hai người này bỉết được là công ty có nhiều sự kiện tụng và đang bị thua lỗ do buôn bán ế ẩm. Chủ tịch Công ty đã ngỏ lời tới những Công ty nổi tiếng của Nhật, Đức, Mỹ xin chuyển giao nhưng họ đều từ chối”, ông Kim Woo Choong cho biết.

Bản nghiên cứu tài chính được nhận từ Luân Đôn cũng kết luận rằng tình hình tài chính của Công ty không lấy gì làm sáng sủa cho lắm.

Kết quả của nhân viên được cử đi Antwerp thì cho thấy thiết bị nhà máy tuy cũ nhưng vẫn hoạt động được. Bên cạnh đó, cuộc gặp gỡ với công nhân ở đây khiến cho người này nghĩ rằng ông Chủ tịch nhà máy chỉ quan tâm đến việc đóng cửa hơn là việc cứu chữa nhà máy.

“Vì vậy quyết định cuối cùng tuỳ thuộc vào tôi”, ông Kim kể lại.

Và ông đã quyết định dựa theo kết quả điều tra chính xác hai mặt sau đây: Trước hết thiết bị đã cũ kỹ nhưng vẫn có thể sản xuất được 65.000 thùng dầu mỗi ngày và cái giá 15 triệu USD cho cả nhà máy thì thấp hơn nhiều so với chi phí phải xây lại thiết bị mới.

Điều thứ hai là nhân công. Ông Kim Woo Choong phân tích thấy rằng nhân công thiếu nhiệt tâm và xuống tinh thần chỉ vì thái độ hờ hững của ông Chủ tịch và sự chểnh mảng của ban lãnh đạo.

“Dự án này khả thi nếu chúng tôi cử một nhóm lãnh đạo có năng lực để điều hành một cách có hiệu quả và mang lại sự thay đổi hoàn toàn về thái độ làm việc”, ông Kim Woo Choong nhận định tình hình.

Đối với vấn đề thứ 3 là việc bán hàng, ông Kim Woo Choong đặt tin tưởng vào chính phủ Libia thời điểm ấy đã hứa nhận của ông một lượng dầu thô. Khi Liabia có trục trặc về việc trao đổi ngoại hối công ty của ông Kim đã vạch ra được một thoả ước trao đổi dầu thô cho dự án đồ sộ về xây dựng nhà máy.

Dựa theo những suy xét đó, ông Kim Woo Choong đã chỉ thị phải xúc tiến việc chuyển nhượng ngay lập tức. Năm sau khi đã chuyển nhượng xong, công ty đã tuyển chọn và cử một ban lãnh đạo dày dạn tới Antwerp.

Nhà máy lọc dầu ở Bỉ được đổi tên thành "Vũ trụ" để hợp với tên Daewoo vốn có nghĩa là "Đại vũ".

“Mọi thứ đều được tiến hành để tạo nên một bầu không khí hoàn toàn mới. Chưa đầy một năm kết quả những nỗ lực của chúng tôi không những rất rõ mà còn gây ngạc nhiên, nhân công có sức mạnh và năng lực mới hoàn toàn hợp tác với ban lãnh đạo - Và tôi nghĩ là họ cũng đã học được đôi điều từ tấm gương của những nhân viên Daewoo”, ông Kim Woo Choong kể.

Một năm sau, công ty đã hoàn toàn chuyển hướng và tạo ra lợi nhuận. Và sau đó doanh số bán tăng lên nhanh tới nỗi ông Chủ tịch cũ xin mua lại công ty với giá gấp 5 lần giá mua.

Với kết quả này, ông được người trong giới gọi là “chuyên gia đảo ngược tình thế”. Tuy nhiên, đó không phải điều khiến ông trân trọng nhất khi nghĩ về nhà máy ở Antwerp.

“Tôi trân trọng dự án này vì bài học về sự quan trọng khi quyết định mà tôi đã học được”, ông Kim Woo Choong cho hay.

Ông Kim cho rằng những hãng nổi tiếng ở Mỹ, Nhật, Đức và Anh đều tiếp cận và đã điều nghiên những điều kiện khả thi nhưng sau cùng họ bãi bỏ dựa theo những thông tin bề mặt. Có lẽ họ bỏ dự án này ngay sau khi điều nghiên khía cạnh tài chính của Công ty.

“Dẫu sao đi nữa thì họ cũng đã đánh giá hơi vội vã và vì thế đã đánh mất cơ hội kiếm được rất nhiều lợi nhuận”, ông nói.

Theo ông Kim Woo Choong, khi làm kinh doanh bạn có rất nhiều tình huống và phải đưa ra quyết định. Đôi khi những quyết định này cũng không quan trọng nhưng đôi khi chúng có thể ảnh hưởng đến cả gia tài của Công ty.

Nhưng dù tình huống có thế nào đi chăng nữa thì kết quả cũng tuỳ thuộc vào người điều hành ra quyết định cuối cùng.

“Trong nhiều năm tôi đã làm việc với vô số bạn đồng nghiệp nhưng giây phút đơn độc nhất là khi tôi phải ra quyết định”, ông chia sẻ.

Bởi lẽ bạn đồng nghiệp và những nhân viên cung cấp cho lãnh đạo các loại thông tin và trí lực nhưng nói về mặt trách nhiệm thì không thể và quyết định cuối cùng luôn là của người đứng đầu.

“Cũng vì tôi không thể bắt người khác chịu trách nhiệm cho mình nên tôi không bắt họ chịu trách nhiệm về quyết định của tôi. Việc ra quyết định không chỉ quan trọng trong kinh doanh mà còn quan trọng trong suốt cuộc đời. Đời chỉ là một chuỗi nhưng quyết định và quyết định sai trái có thể làm tiêu tan cả cuộc đời”, ông Kim nói thêm.

Do đó, để thành công bạn phải có nhiều sự lựa chọn có sẵn càng tốt. Nếu sự lựa chọn càng hạn chế thì cơ hội ra quyết định để dẫn tới thành công sẽ càng hạn chế.

Kế nữa bạn phải có năng lực để ra quyết định đúng lúc. Trong quá trình học tập bạn phải phát triển khả năng ra quyết định, đó mới là mục đích của giáo dục.

Quyết định giữa cái sai và cái đúng, tốt và xấu, hữu ích và có hại. Khả năng ra những quyết định như vậy chỉ có thể có được nhờ sự giáo dục. Có thể tàn huỷ nó, không ai khác có thể quyết định cho bạn; chính bạn phải tự quyết định.

Theo Nam Dương

Cùng chuyên mục
XEM