Nhà tuyển dụng đưa yêu cầu 'lập nên số lớn nhất từ 3 số 0,7,8', tất cả những người trả lời 870 đều bị loại: Đáp án đúng là gì?

17/06/2020 09:16 AM | Sống

Khi bạn học cách lắng nghe và tinh ý, bạn có thể nắm giữ được chiếc chìa khóa đi vào tâm hồn của người khác.

Khó khăn đầu tiên mà ai cũng phải đối mặt khi mới ra đời đi làm việc đó là phỏng vấn. Ngày nay, nhà tuyển dụng thường không tuân theo các phương pháp đánh giá ứng viên theo kiểu truyền thống nữa, mà ngoài việc đánh giá chuyên môn của người tham gia ứng tuyển, họ cũng sẽ đưa ra một vài câu hỏi vô cùng thú vị và dường như "không liên quan cho lắm", với mục đích là để đánh giá EQ, sự tinh ý, hay nhanh trí trong ứng phó với các tình huống ập tới bất ngờ của người tham gia ứng tuyển.

Trường hợp của B., một thanh niên 9X, là một ví dụ như vậy. B. là sinh viên ngành khoa học tâm lý, năm ngoái là năm đầu cậu bước ra ngoài xã hội và chuẩn bị cho một cuộc phỏng vấn quan trọng.

B. biết rằng muốn có được công việc như mong muốn, ngoài năng lực chuyên môn ra, cậu còn cần phải biết nắm bắt thời cơ, tạo ra cơ hội, thể hiện thế mạnh của bản thân, thu hút nhà tuyển dụng.

Giây phút nhận được thư mời phỏng vấn, cậu đã căn cứ theo thông tin có hạn của mình tiến hành phân tích viễn cảnh buổi phỏng vấn, từ đó xác định trọng tâm mà mình sẽ thể hiện trong ngày hôm đó.

Nhà tuyển dụng đưa yêu cầu lập nên số lớn nhất từ 3 số 0,7,8, tất cả những người trả lời 870 đều bị loại: Đáp án đúng là gì? - Ảnh 1.

Vào ngày phỏng vấn, B. rất chú trọng tới vẻ ngoài và tác phong của mình, cậu biết, ấn tượng đầu tiên có vai trò rất quan trọng. Và cứ như vậy, cậu thuận lợi vượt qua vòng phỏng vấn chuyên môn đầu tiên để tiến vào vòng phỏng vấn thứ hai.

Vòng phỏng vấn thứ hai chia theo nhóm 3 người một lần.

Nhà tuyển dụng không nói gì nhiều, chỉ là sau khi giới thiệu bản thân xong liền đưa ra câu hỏi không liên quan cho lắm rằng: "Làm sao để tạo ra số lớn nhất từ ba số 0,7,8?"

Người thứ nhất vừa nghe xong liền nhanh nhảu trả lời: "Là 870". Nhà tuyển dụng mỉm cười.

Ứng viên thứ hai cũng suy nghĩ một lúc, nhưng cuối cùng vẫn nói kiểu hỏi dò: "Là 870". Nhà tuyển dụng cũng chỉ mỉm cười.

Người cuối cùng chính là B., khi nhà tuyển dụng đưa ra câu hỏi, cậu tinh ý chú ý ngay tới biểu cảm âm thầm mỉm cười của nhà tuyển dụng, cậu vô cùng chăm chú lắng nghe câu hỏi, cho rằng câu hỏi không thể nào đơn giản như vậy, và câu trả lời cuối cùng của cậu là: "7^80". Nhà tuyển dụng gật đầu mỉm cười.

Kết quả cuối cùng, B. là người duy nhất trong 3 người trúng tuyển.

Nhà tuyển dụng đưa yêu cầu lập nên số lớn nhất từ 3 số 0,7,8, tất cả những người trả lời 870 đều bị loại: Đáp án đúng là gì? - Ảnh 2.

B. sở dĩ có thể đưa ra đáp án như vậy là bởi cậu đặt mình vào vị trí của nhà tuyển dụng, hiểu được nhu cầu của họ. Khi đưa ra câu hỏi phỏng vấn, cậu biết nhà tuyển dụng muốn thấy được tư duy, phương pháp và thái độ của người tham gia khi gặp vấn đề. Vì vậy, cậu nói với mình rằng, khi trả lời, nhất định phải cho nhà tuyển dụng thấy được tính chủ động, sáng tạo và sâu sắc của mình.

Có người nói: "Khi người khác nói, hãy chú tâm lắng nghe và quan sát nhưng phần lớn mọi người lại không chịu làm điều này". Khi bạn học cách lắng nghe và tinh ý, bạn có thể nắm giữ được chiếc chìa khóa đi vào tâm hồn của người khác.

Alexx

Cùng chuyên mục
XEM