Nhà phát triển game Angry Birds muốn xây một đường hầm ngầm dưới biển trị giá 15 tỷ USD, nối liền Phần Lan và Estonia
"Tôi chưa xây hầm bao giờ".
Hai thủ phủ của Phần Lan và Estonia rất gần mà rất xa. Hai nơi, Helsinki và Tallinn, cách nhau 86 kilomet (tương đương đi từ Hà Nội tới Bắc Ninh, quay về Hà Nội rồi lại sang Bắc Ninh một lần nữa) nhưng để đi lại giữa hai nơi, người ta phải mất hơn 2 tiếng đồng hồ ngồi phà để vượt biển Baltic. Từ hồi năm 1871, người ta đã ngồi lại bàn tính xem làm cách nào để di chuyển dễ dàng giữa hai địa phương này.
Năm 2016, trong một bữa tối tại một sự kiện startup tổ chức tại Tallinn, Peter Vesterbacka – một trong những nhân tố quan trọng đóng góp công lớn trong việc phát triển và mở rộng tự game Angry Birds, tựa game nền tảng di động bom tấn cực kì thành công của Rivio Entertainment, quyết định rằng đây là lúc để kết nối hai thành phố gần mà xa này.
"Tôi chưa xây hầm bao giờ ... Tôi cũng chẳng có kinh nghiệm xây dựng cơ sở hạ tầng, nhưng phương châm tiếp cận vấn đề của tôi là ‘Nó khó tới mức nào chứ?’", ông Vesterbacka nói với phóng viên Motherboard. Dù là ông chưa có một vai trò cụ thể trong dự án này, nhưng trước hết, bản thân cái tên ông sẽ thu hút được những cái tên khác, những sự hỗ trợ, những khoản tiền đầu tư đổ về dự án.
Ông gọi dự án này là "tia hi vọng cuối cùng của một thế giới tự do", một đường hầm nối hai quốc gia được xây dựng trong thời điểm nhiều nơi đang bận dựng tường ngăn cách tình hữu nghị.
Có vẻ như ông Vesterbacka lấy chút cảm hứng từ Elon Musk, gã tỷ phú đang tính xây một đường hầm lưu thông xe cộ để xóa bỏ nạn tắc đường với The Boring Company . Chính phủ hai nước Phần Lan và Estonia cũng có một dự án đào hầm liên kết hai nơi chứ! Họ đặt tên cho nó là FinEst Link, dự kiến sẽ mở cửa vào năm 2040. Dự án đào hầm mà ông Vesterbacka hứa hẹn sẽ là một dự án độc lập hoàn toàn khác mang tên FinEst Bay Area, sẽ được thông hầm vào chính xác ngày 24 tháng 12 năm 2024.
Dự án cầu được đề xuất năm 1871 bởi chính phủ Estonia.
Trong khoảng thời gia 2011 tới 2016, khoảng thời gian còn làm việc tại Rovio, ông Vesterbacka với biệt danh Mighty Eagle – Đại bàng Dũng mãnh là một thành viên rất có ảnh hưởng tới các người khác trong đội phát triển. ông thích tự coi mình là một thành viên biết khích động ông em cùng cộng tác, là một người nghĩ lớn, là một người làm được việc, một người có ý tưởng hay và thực sự thực hiện được nó một cách thành công.
Với suy nghĩ ấy, ông quyết tâm xây một đường hầm nữa, một đường hầm dưới nước với đường ray tốc độ cao trị giá 15 tỷ USD, được xây với hỗ trợ tài chính từ Trung Quốc. Vesterbacka nói với Motherboard rằng ông đã chiêu mộ được 3 người nữa để lập thành một đội kỹ sư, một số nhà đầu tư sẵn sàng bỏ tiền, một số đồng minh trong chính phủ và từ các dự án startup khác.
Đường hầm này sẽ đưa người dân đi lại giữa các sân bay tại Helsinki và Tallinn trong vòng 20 phút. ông nói rằng trong vòng 37 năm, đường hầm sẽ hoàn vốn đầu tư, với nguồn thu chính là tiền vé tàu. Nhà cầm quyền tại cả Estonia và Phần Lan đều chú ý tới dự án này của ông Vesterbacka.
Hyperloop One - công ty phát triển tàu siêu tốc hyperloop cũng có một dự án tương tự.
Eve Killar, vị phó giám đốc điều hành việc phát triển phương tiện giao thông và đầu tư trong chính phủ Estonia nói rằng việc ông Vesterbaka có thể thành công trong năm 2024 là "cực kỳ lạc quan".
"Ông Vesterbacka thực hiện dự án này cũng giống với cách tiếp cận của ông với các dự án startup, nhưng sự thực là những dự án cơ sở hạ tầng lớn cần nhiều kế hoạch chi tiết hơn là ‘giải quyết vấn đề nếu như nhận thấy có vấn đề xảy ra’", Eve Killar nói trong một email gửi Motherboard.
Bộ trưởng Bộ giao thông Phần Lan lại tỏ ý đồng tình với dự án đào hầm của ông Vesterbacka. Giám đốc Hội đồng Châu Âu nói là chẳng quan trọng ai là người đào hầm, chỉ cần dự án hợp với các quy chuẩn của EU là được.
Ví dụ về một cỗ máy đào hầm.
Dù đây là đường hầm dành riêng cho tàu điện nhưng thực tế, đường hầm này còn nhiều hơn là một tuyến giao thông. Đây là màn phô diễn sức mạnh kinh doanh công nghệ của một vùng, với một người lãnh đạo biết lên ý tưởng là ông Vesterbacka, với lĩnh vực cụ thể là dịch vụ lưu động với Phần Lan là một nước đóng vai trò dẫn đầu. Vesterbacka coi căn hầm này là cách để đưa khả năng thương mại của khu vực "trái tim Âu Á" lan tỏa ra toàn bộ lục địa Châu Á.
Ông mong rằng dự án này sẽ thu hút thêm nhiều nhà đầu tư và nhiều tài năng khác đến từ cả Phần Lan và Estonia. Nó dùng để nối hai nước nói trên lại, nhưng còn có thể kết nối những đất nước Bắc Âu nơi đây với chính phủ Trung Quốc nữa, qua những khoản đầu tư dự án khổng lồ.
Hòn đảo sẽ được xây bằng đất đá đào lên trong quá trình xây hầm.
Nếu như giấy phép được cấp trong năm 2018 này thì dự án có thể khởi công luôn. 12 cỗ máy đào hầm sẽ làm việc cùng lúc, liên tục trong 5 năm để đào được đường hầm dài 100 km. Lượng đất đá lấy được sau khi đào sẽ được dùng để xây hai hòn đảo nhỏ đặt tại bờ biển hai nước: Đó sẽ là hai nơi đặt nhà ga.
Quy mô của startup đang ngày một lớn và với sự trợ giúp từ chính phủ các nước, một dự án đầy tham vọng như vậy sẽ mở ra một kỷ nguyên đầu tư khác, nơi mà những cá nhân đầy khát vọng có thể thực hiện những dự án mang tầm quốc gia.