Nguyên nhân chính khiến Paris chìm trong bạo loạn: Tổng thống trẻ tuổi Emanuel Macron?

04/12/2018 08:05 AM | Xã hội

Một cuộc khảo sát cho thấy 84% người được hỏi ủng hộ những người biểu tình trong khi 78% cho rằng quan điểm của Tổng thống Macron là thiếu thuyết phục.

Từng làm việc cho ngành ngân hàng và bất ngờ trở thành tống thống ở tầm tuổi 30 tại nền kinh tế lớn thứ 7 thế giới, nhà lãnh đạo Emmanuel Macron của Pháp chắc hẳn là một trong những người đàn ông đầy quyền lực khi tham gia hội nghị G20 tại Argentina.

Trớ trêu thay, Tổng thống Macron lại đang khá sốt ruột khi làn sóng biểu tình rộng khắp đang lan tràn tại thủ đô Paris và tệ hơn nữa là các cuộc khảo sát cho thấy 2/3 người dân ủng hộ cuộc biểu tình này.

Trong những ngày cuối tuần qua, hàng nghìn người mặc áo vàng đã xuống đường biểu tình, lập rào chắn, đạp phá các công trình công cộng, chặn đường, ném vỡ cửa sổ và bạo động chống đối cảnh sát quanh khu vực trung tâm thủ đô Paris.

"Không khí tại đây cứ như đang có một cuộc nội chiến vậy. Tổng thống Macron đang phải chịu trách nhiệm chính cho chuyện này. Ông ấy hoặc là làm dịu tình hình xuống hoặc thúc đẩy mọi chuyện tồi tệ hơn. Mặc dù tổng thống đang ở Argentina nhưng ông ấy hoàn toàn có thể trở về xử lý tình hình", người phát ngôn của nhóm biểu tình, anh Thierry Paul Valette nói.

Nguyên nhân chính khiến Paris chìm trong bạo loạn: Tổng thống trẻ tuổi Emanuel Macron? - Ảnh 1.
Nguyên nhân chính khiến Paris chìm trong bạo loạn: Tổng thống trẻ tuổi Emanuel Macron? - Ảnh 2.
Nguyên nhân chính khiến Paris chìm trong bạo loạn: Tổng thống trẻ tuổi Emanuel Macron? - Ảnh 3.

Giọt nước làm tràn ly

Cội nguồn của mọi chuyện bắt đầu từ giữa tháng 11/2018 khi Tổng thống Macron tuyên bố sẽ tăng thuế nhiên liệu nhằm hỗ trợ tài chính cho kế hoạch chuyển đổi sang sử dụng nhiên liệu sạch của Pháp. Động thái này sẽ khiến bình quân mỗi hộ gia đình của Pháp gia tăng chi tiêu thêm 10 Euro (14 USD) mỗi tháng. Đây là một con số đáng kể với những hộ gia đình nghèo và tương đương với một giọt nước làm tràn ly khi cuộc sống của những người tầng lớp thấp tại Pháp chưa hề được cải thiện nhiều năm nay.

Những người biểu tình cho rằng quyết định của Tổng thống Macron là quá khinh suất, độc đoán và thiếu sự cảm thông cho những người nghèo vốn không có được cuộc sống thoải mái như nhà lãnh đạo này từng trải qua.

Trước đó, Tổng thống Macron đã cố gắng ban hành những chính sách kinh tế và phối hợp với các nhà hoạch định chính sách để giải quyết những thách thức trong xã hội cũng như nạn thất nghiệp. Mặc dù các chính sách này đem lại một số hiệu quả nhưng Tổng thống Macron cũng bị coi là độc đoán khi ra các quyết định.

"Ông ấy (Tổng thống Macron) chẳng bàn bạc với ai cả, cũng chẳng thảo luận nhiều. Ông ấy chỉ đơn giản là ban hành các chính sách", anh Valette nói.

Tháng 11/2017, tạp chí Time phỏng vấn độc quyền và in hình Tổng thống Macron lên trang bìa, một điều hiếm hoi đối với các nhà lãnh đạo Pháp tại nhiệm. Tiêu đề của bài phỏng vấn là: "Đây là chân dung nhà lãnh đạo tiếp theo của châu Âu, nếu ông ấy có thể lãnh đạo Pháp".

Nguyên nhân chính khiến Paris chìm trong bạo loạn: Tổng thống trẻ tuổi Emanuel Macron? - Ảnh 4.

Một năm sau, vị thế của Tổng thống Macron vẫn còn là dấu hỏi như tiêu đề tạp chí Time đưa tin. Trong khi Thủ tướng Đức Angela Merkel sẽ nghỉ hưu vào năm 2021 còn Anh rời Liên minh châu Âu (EU) vào tháng 3 tới đây thì Tổng thống Macron là ứng cử viên sáng giá nhất lãnh đạo khu vực kinh tế này.

Trớ trêu thay, nhà lãnh đạo trẻ tuổi này vẫn đang gặp khá nhiều thách thức với các vấn đề tại Pháp và mọi người bắt đầu nghi ngờ về khả năng lãnh đạo khu vực của Tổng thống Macron.

Cuộc biểu tình mới đây nổ ra hoàn toàn bất ngờ mà không có bất kỳ thông báo trước nào trên các mạng xã hội. Không có bất kỳ lãnh đạo hay liên đoàn, tổ chức nào đứng ra kêu gọi mọi người. Hoạt động của cuộc biểu tình hoàn toàn tự phát do bất bình về chính phủ.

Trên thực tế cuộc biểu tình đã manh nha từ khoảng 17/11/2018 khi 280.000 lái xe mặc áo vàng xuống đường biểu tình trên cả nước về việc tăng giá xăng. Thế rồi những dòng người tụ tập lác đác liên tục gây rối cho đến thời điểm hiện tại khiến khoảng 400 người bị thương và ít nhất 1 người đã thiệt mạng.

Riêng thứ 7 vừa qua, thời điểm cao trào của cuộc biểu tình, gần 20 người bao gồm cảnh sát đã bị thương do các cuộc đụng độ và thủ đô Paris đã thiệt hại tới 1,7 triệu USD do những người biểu tình phá hoại các cửa hàng xa xỉ cũng như những ảnh hưởng đến ngành du lịch.

Một cuộc khảo sát cho thấy 84% người được hỏi ủng hộ những người biểu tình trong khi 78% cho rằng quan điểm của Tổng thống Macron là thiếu thuyết phục.

Đầu năm 2018, Tổng thống Macron đã tuyên bố sẽ nâng giá xăng lên 30 cent/gallon trong năm nay và tiếp tục tăng trong những năm tới, khiến giá xăng hiện đã lên đến 7,06 USD/gallon.

Nguyên nhân chính khiến Paris chìm trong bạo loạn: Tổng thống trẻ tuổi Emanuel Macron? - Ảnh 5.
Nguyên nhân chính khiến Paris chìm trong bạo loạn: Tổng thống trẻ tuổi Emanuel Macron? - Ảnh 6.
Nguyên nhân chính khiến Paris chìm trong bạo loạn: Tổng thống trẻ tuổi Emanuel Macron? - Ảnh 7.
Nguyên nhân chính khiến Paris chìm trong bạo loạn: Tổng thống trẻ tuổi Emanuel Macron? - Ảnh 8.

Tại sao người Pháp ghét tổng thống?

Chuyên gia Jeff Lightfoot của Atlantic Council nhận định có 2 nguyên nhân chính khiến tỷ lệ ủng hộ Tổng thống Macron sụt giảm mạnh.

Đầu tiên nhà lãnh đạo này không có một nền tảng chính trị vững chắc, nghĩa là người theo đường lối của một đảng nào đó hay chuyên hoạt động chính trị từ sớm và theo một nhóm nào đó. Bản thân Tổng thống Macron là người làm trong ngành ngân hàng và rẽ ngang sang sự nghiệp chính trị. Ông là một gương mặt hoàn toàn mới và chiến thắng của ông đã gây bão chính giới Pháp khi người dân thèm khát những gương mặt mới để cải cách.

Tuy nhiên, chính điều này khiến Tổng thống Macron không nhận được sự ủng hộ của các đảng phái khi cầm quyền và gặp rất nhiều lực cản. Thêm vào đó, Tổng thống Macron hầu như không có nhiều uy tín tại những vùng nông thôn nghèo do là gương mặt quá mới, khác với những nhà chính trị đã hoạt động và vận động nhiều năm. Hệ quả là khi tình hình Pháp không chuyển biến tốt đẹp hơn, cử tri nhanh chóng quay lưng lại với gương mặt mới này.

Lý do thứ 2 khiến Tổng thống Macron bị phản đối là tình hình kinh tế Pháp đang nằm dưới kỳ vọng của người dân. Dù có tăng trưởng nhưng rất chậm và phần lớn kinh tế chỉ khởi sắc tại các trung tâm đô thị lớn còn người dân vùng quê vẫn chưa được hưởng lợi nhiều.

Ngoài ra, việc ông Macron không có quá khứ khó khăn và ít tiếp xúc với cử tri nghèo vùng quê khiến mọi người cảm thấy bị xa cách, coi ông là nhà lãnh đạo chưa từng hiểu cảm giác nghèo, qua đó đưa ra các quyết định độc đoán.

Hiện các chuyên gia vẫn đang theo dõi tình hình tại Pháp và đều khá lo lắng cho tương lai khi quốc gia này nổi tiếng với những cuộc bạo động cũng như bất ổn chính trị trong quá khứ.

Nguyên nhân chính khiến Paris chìm trong bạo loạn: Tổng thống trẻ tuổi Emanuel Macron? - Ảnh 9.

AB

Cùng chuyên mục
XEM