Người Việt Nam uống Coca tẹt ga trong khi người Tây bỏ sang uống nước khoáng và phải đóng thuế nếu mua nước ngọt có ga

13/03/2017 08:00 AM | Xã hội

Theo Financial Times, tỷ lệ béo phì tại Châu Á, đặc biệt là Đông Nam Á dù vẫn thấp hơn Châu Âu và Mỹ nhưng đang tăng lên với tốc độ chóng mặt. Tại Ấn Độ, cố người mắc bệnh tiểu đường đã tăng lên 70 triệu người, cao nhất thế giới sau Trung Quốc.

Tại Châu Á, thị trường nước ngọt có ga đang bùng nổ mạnh khi đời sống người dân được nâng cao khiến nhu cầu dùng đồ ngọt đi lên.

Theo Financial Times, tỷ lệ béo phì tại Châu Á, đặc biệt là Đông Nam Á dù vẫn thấp hơn Châu Âu và Mỹ nhưng đang tăng lên với tốc độ chóng mặt. Tại Ấn Độ, cố người mắc bệnh tiểu đường đã tăng lên 70 triệu người, cao nhất thế giới sau Trung Quốc.

Trái ngược lại, các nước Phương Tây đang dần ý thức được tác hại của đường và bắt đầu giảm sử dụng nước ngọt có ga.

Số liệu mới đây của Beverage Marketing Corp cho thấy người tiêu dùng Mỹ chính thức tiêu thụ nước khoáng đóng chai nhiều hơn nước ngọt có ga. Đây là sự chuyển biến khiến nhiều người không ngờ tới cách đây vài chục năm. Khi đó, không có ai nghĩ ra rằng mọi người sẽ bỏ tiền cho một thứ sản phẩm mà họ có thể lấy miễn phí từ các vòi nước công cộng.


Tỷ lệ tiêu thụ nước khoáng và nước ngọt có ga bình quân mỗi người tại Mỹ (gallon). Lượng nước khoáng tiêu thụ tại Mỹ (tỷ gallon). Tỷ lệ doanh số bán nước khoáng của các công ty (%)

Tỷ lệ tiêu thụ nước khoáng và nước ngọt có ga bình quân mỗi người tại Mỹ (gallon). Lượng nước khoáng tiêu thụ tại Mỹ (tỷ gallon). Tỷ lệ doanh số bán nước khoáng của các công ty (%)

Đà tăng trưởng của nước khoáng đóng chai đã bắt đầu từ thập niên 1970 nhưng chỉ tăng mạnh trong vài năm trở lại đây do lo ngại của người tiêu dùng về vấn đề sức khỏe khi uống nước ngọt có ga cũng như chất lượng của các nguồn nước công cộng.

Năm 2016, mức tiêu thụ nước khoáng đóng chai bình quân tại Mỹ là 39,3 gallon (gần 150 lít) mỗi người, trong khi nước ngọt có ga là 38,5 gallon/người.

Số liệu của Euromonitor thì lại cho thấy doanh số bán nước ngọt có ga vẫn tăng trưởng tốt với 39,5 tỷ USD, cao hơn mức 21,3 tỷ USD của nước khoáng đóng chai.

Trong mảng nước khoáng đóng chai, 26% doanh số đến từ 2 công ty hàng đầu là Coca Cola và PepsiCo.

Bên cạnh đó, chính bản thân ông lớn Coca cũng phải dự đoán doanh thu năm nay của hãng có thể sẽ giảm do nhu cầu nước ngọt có ga đi xuống. Ngay sau thông tin trên, cổ phiếu của Coca đã giảm 3,1%.

Hiện cả 2 ông lớn là Coca và Pepsi đang nỗ lực chuyển tập trung sang mảng nước không có ga như chè, nước hoa quả, nước tăng lực trong khi giảm sản lượng của nước ngọt có ga.

Uống nước ngọt có ga sẽ bị đánh thuế

Không riêng gì tại Mỹ, chính phủ Anh cũng đang tăng cường các biện pháp nhằm đối phó với tình trạng béo phì cũng như tiểu đường đang ngày càng gia tăng.

Năm 2016, nước này ban hành khung thuế mới cho các sản phẩm nước ngọt, dự kiến sẽ đem về 520 triệu Bảng Anh (632 triệu USD) cho ngân sách. Cụ thể, bất kỳ sản phẩm nước ngọt nào có mức đường vượt quá 5gr/100ml sẽ bị đánh thuế 0,18 Bảng (0,22 USD) mỗi lít. Mức thuế sẽ là 0,24 Bảng (0,29 USD)/lít cho tỷ lệ vượt quá 8gr/100ml.

Lo sợ khoản thuế này sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ cũng như doanh số, các hãng nước ngọt đang cố gắng giảm lượng đường trong sản phẩm để tránh thuế.

Tháng 11/2016, hãng sản xuất nước ngọt lớn tại Anh là Lucozade Ribena Suntory tuyên bố sẽ cắt giảm 50% lượng đường trong sản phẩm ở đây nhằm tránh khoản thuế trên.

Tập đoàn Coca Cola cũng cho biết sẽ có biện pháp đối phó khi hãng có đến 200 công thức khác nhau để có thể giảm lượng đường trong sản phẩm. Những dòng Sprite hay Fanta tại Anh của Coca đã được hãng cắt giảm 30% lượng đường.

Pepsi cũng không chậm trễ khi tuyên bố 2/3 số sản phẩm của hãng sẽ có lượng calorie dưới 100 đơn vị vào năm 2025.

Rõ ràng, thị trường Phương Tây đã không còn mặn mà với nước ngọt có ga trong khi các nước Châu Á lại có nhu cầu ngày một tăng. Trong khi Coca hay Pepsi khuyến mãi tràn lan tại Việt Nam và một số nước khác thì người dân Anh lại phải trả thuế để uống sản phẩm này.

Có lẽ không có gì là khó hiểu khi những hãng nước ngọt có ga chi hàng triệu USD đầu tư cho các nhà máy ở Châu Á bởi thị trường này hiện tiềm năng hơn Phương Tây rất nhiều.

Băng Tâm

Cùng chuyên mục
XEM