Người phỏng vấn bảo ngồi xuống nhưng trong phòng không có ghế, cô gái trả lời khôn khéo ra sao mà ngay lập tức được tuyển dụng?
Thực ra, điều quan trọng không phải là câu trả lời, mà là cách bạn nghĩ về vấn đề và khả năng "giải quyết vấn đề" của bạn trong những tình huống đặc biệt.
Một blogger nước ngoài chia sẻ một câu chuyện như thế này:
Một chàng trai trẻ tốt nghiệp Đại học Giao thông Tây An, Trung Quốc với bằng xuất sắc và yêu cầu mức lương hàng tháng là 20.000 tệ (khoảng 68 triệu đồng) khi đi phỏng vấn. Giám đốc kỹ thuật sau cuộc phỏng vấn rất hài lòng, khi đến lượt tổng giám đốc, ông hỏi anh:
"Giả sử bạn gái cậu đi du lịch, vì muốn tiết kiệm tiền nên ở chung phòng với người khác, cậu sẽ chia tay với cô ấy chứ?"
Chàng trai đáp: "Giả sử đó là vợ anh, anh sẽ làm sao?"
Tổng giám đốc tức giận: "Ý cậu là gì, là tôi hỏi cậu hay cậu hỏi tôi?"
Chàng trai ứng viên cũng không vừa, anh hỏi tôi đáp, cuối cùng chia tay trong sự không vui vẻ.
Chàng trai mất một cơ hội việc làm, công ty mất đi một nhân tài.
Khi câu chuyện này được chia sẻ, đã có rất nhiều người bàn luận về nó, và câu chuyện về các cuộc phỏng vấn lại một lần nữa nóng lên.
Có người đi phỏng vấn vị trí trưởng nhóm chăm sóc khách hàng của Huawei, vừa ngồi xuống ghế chưa đầy một phút, người phỏng vấn đã ngay lập tức hỏi: "Cậu mặc vest nhưng vì sao lại không đeo cà vạt?"
Có người đi phỏng vấn công ty game, và được hỏi rằng: "Nếu là người cầm đầu của một băng cướp, hiện tại anh phải lên kế hoạch, vậy những vật dụng anh cần chuẩn bị là gì và quy trình ra sao?"
Những câu hỏi này thoạt nhìn không biết là đang phỏng vấn hay đang gây sự.
Thực ra, điều quan trọng không phải là câu trả lời, mà là cách bạn nghĩ về vấn đề và khả năng "giải quyết vấn đề" của bạn trong những tình huống đặc biệt.
Đây là buổi phỏng vấn tuyển dụng nhân viên bán hàng, ba người tham gia phỏng vấn ngồi bên ngoài, từng người một đi vào.
Sau khi ứng viên đầu tiên bước vào, người phỏng vấn vừa xem CV vừa nói: "Ngồi xuống rồi chúng ta trao đổi." Ứng viên nói "Vâng", nhưng nhìn xung quanh không thấy có ghế ngồi nên đã hỏi lại người phỏng vấn: "Không có ghế thì làm sao tôi ngồi được?"
Người phỏng vấn nói: "Vậy cậu ngồi chỗ tôi." Anh chàng đáp "Vâng" và vui vẻ ngồi xuống ghế. Thấy vậy, người phỏng vấn trả lại hồ sơ cho ứng viên mà không nói một lời nào, bảo anh ra ngoài đợi thông báo.
Người thứ hai bước vào phòng, người phỏng vấn cũng nói tương tự. Ứng viên nhìn xung quanh, khéo léo nói: "Tôi đứng cũng được, không sao cả."
Người phỏng vấn cười, cũng bảo anh ra ngoài đợi thông báo.
Người thứ ba là một ứng viên nữ, trong lúc hai người còn lại đang đoán không biết cô gái sẽ làm thế nào thì thấy cô gái đi ra.
Cô cầm chiếc ghế mình ngồi ban nãy bên ngoài lên, đang định mang vào phòng thì ứng viên thứ hai ngăn cô, hỏi: "Cô đang làm gì vậy?"
Cô gái nói: "Nhà tuyển dụng bảo tôi ngồi xuống nói chuyện đàng hoàng, nhưng trong phòng không có ghế, tôi hỏi có thể ra ngoài mang ghế vào không, anh ấy nói có thể."
Cô gái ngay lập tức được tuyển dụng.
Charlie Munger từng nói: "Nếu một người chỉ có một cây búa trong tay để làm vũ khí, cách duy nhất họ có thể giải quyết mọi vấn đề là sử dụng cây búa đó."
Một người chỉ sống trong lối tư duy cũ thì sẽ không bao giờ có thể phát triển.
Chỉ bằng cách phá bỏ bức tường tư duy, chúng ta mới có thể vượt qua giới hạn trên của cuộc sống.
Không có nền tảng học vấn, không có sự hỗ trợ của các mối quan hệ, những người bình thường làm sao có thể trở nên nổi bật ở nơi làm việc?
Những câu hỏi phỏng vấn trên đã tiết lộ câu trả lời ở một mức độ nào đó: Kết cấu kiến thức của bạn, thông tin bạn có, phương thức tư duy và logic cơ bản của bạn quyết định trình độ nhận thức của bạn. Và trình độ nhận thức của một người quyết định tầm cao của cuộc đời của chính bạn.
Giống như câu thoại kinh điển trong "Bố già":"Người dành nửa giây để nhìn ra bản chất của sự vật và người dành cả đời cũng không nhận ra bản chất của sự vật, số phận của họ sẽ hoàn toàn khác nhau."
Mong bạn có thể phá bỏ những bức tường nhận thức cũ kỹ, phá bỏ giới hạn và bước ra ngoài, tìm thấy bầu trời rộng lớn cho chính mình.