FPT 'đặt cược' vào AI trước thềm Ất Tỵ: 2 người đàn ông sinh năm 1977 tuổi Rồng và tuổi Rắn giữ vai trò gì?

31/01/2025 09:00 AM | Kinh doanh

Thị trường Generative AI toàn cầu đã đạt 196,63 tỷ USD trong năm 2023 và được dự báo sẽ tiếp tục phát triển với tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 37,3% trong giai đoạn 2023 đến 2030

FPT 'đặt cược' vào AI trước thềm Ất Tỵ: 2 người đàn ông sinh năm 1977 tuổi Rồng và tuổi Rắn giữ vai trò gì?- Ảnh 1.

2024 có thể xem là năm bùng nổ của doanh nghiệp công nghệ Top đầu Việt Nam - Tập đoàn FPT (mã chứng khoán FPT). Cổ phiếu tăng mạnh đạt đỉnh 153.400 đồng/cp, đưa vốn hoá Công ty lên gần 10 tỷ USD.

Đây cũng là năm Tập đoàn đạt chỉ số kinh doanh kỷ lục: doanh thu 62.849 tỷ và lợi nhuận trước thuế 11.071 tỷ đồng, lần lượt tăng 19% và 20% so với năm 2023. Với kết quả đạt được, FPT đã hoàn thành vượt chỉ tiêu kết quả kinh doanh đề ra cho năm 2024.

FPT 'đặt cược' vào AI trước thềm Ất Tỵ: 2 người đàn ông sinh năm 1977 tuổi Rồng và tuổi Rắn giữ vai trò gì?- Ảnh 2.

Để đạt được những kết quả ấn tượng này, không thể không nhắc đến đội ngũ lãnh đạo gồm nhà sáng lập đồng thời là Chủ tịch Trương Gia Bình, Ban điều hành gồm Tổng Giám đốc Nguyễn Văn Khoa, Phó Tổng Giám đốc phụ trách tài chính Nguyễn Thế Phương và Phó Tổng Giám đốc kiêm Tổng Giám đốc FPT Software Phạm Minh Tuấn cùng nhiều cộng sự.

Ông Bình đã dẫn dắt FPT từ ngày đầu thành lập. Từ 13 thành viên ban đầu, FPT đã trở thành Công ty công nghệ thông tin và viễn thông hàng đầu của Việt Nam và vươn ra 30 quốc gia trên toàn cầu với hơn 8 vạn người.

Tổng giám đốc FPT hiện nay là ông Nguyễn Văn Khoa sinh năm 1977 nhưng tính theo "tuổi âm" là năm Bính Thìn. Ông là một trong những lãnh đạo trẻ trưởng thành tại FPT qua nhiều vị trí công việc khác nhau ở các công ty thành viên, trước khi được bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc Tập đoàn vào năm 2018. Ông là người kiến tạo động cơ tăng trưởng bền vững cho FPT trong dài hạn bằng việc phát triển Hệ sinh thái công nghệ Made by FPT; mở nhiều kênh bán hàng mới, hợp lực các đơn vị thành viên; chuyển đổi số nội bộ...

Bên cạnh ông Khoa, Phó TGĐ Nguyễn Thế Phương cũng sinh năm 1977, được biết đã có nhiều đóng góp quan trọng trong việc xây dựng hệ thống tài chính, kế toán FPT theo chuẩn quốc tế như tiên phong số hoá hệ thống quản trị tài chính và xây dựng nguồn lực quản trị tập trung trong toàn Tập đoàn; thúc đẩy hoạt động đầu tư tài chính.

Ông Phương tốt nghiệp cử nhân Đại học Ngoại thương Hà Nội vào năm 1999. Ông Phương tham gia FPT từ năm 2004 với vai trò ban đầu là Trưởng phòng Phân tích và Kiểm soát tài chính thuộc Ban kế hoạch tài chính Công ty.

Năm 2015, ông Phương trở thành Thành viên HĐQT, năm 2010 là Phó Tổng Giám đốc và trở thành phụ trách quản trị từ tháng 6/2021.

Ông Phương hiện đang nắm gần 5 triệu cổ phiếu FPT.

FPT 'đặt cược' vào AI trước thềm Ất Tỵ: 2 người đàn ông sinh năm 1977 tuổi Rồng và tuổi Rắn giữ vai trò gì?- Ảnh 3.

Không chỉ quản lý tài chính – một bộ phận quan trọng đặc biệt trong vận hành của một doanh nghiệp, ông Phương còn được biết với vai trò dẫn dắt FPT trong kỷ nguyên mới mang tên AI. Ông Phương hiện đang làm Chủ tịch FPT Smart Cloud.

Một phó TGĐ khác là ông Phạm Minh Tuấn sinh năm 1974, một trong những lãnh đạo đầu tiên thực hiện nhiệm vụ toàn cầu hóa của FPT, và có đóng góp quan trọng trong việc giúp công ty FPT Software tăng trưởng 3,7 lần ngay cả khi phải đương đầu với Covid - 19; phát triển tập khách hàng triệu đô chiếm tới 80% doanh số.

Theo các lãnh đạo của FPT, trong sự phát triển vũ bão của công nghệ, FPT đã và đang đưa AI vào hoạt động kinh doanh ra sao nhằm thăng tiến trên chuỗi giá trị, sải cánh tay đến nhiều thị trường quốc tế, không ngừng tối ưu hóa giá trị cho nhà đầu tư thông qua thực hành hoạt động Quan hệ Nhà đầu tư (IR).

Chia sẻ tại sự kiện trực tuyến mới đây, ông Phương cho biết: Thị trường Generative AI toàn cầu đã đạt 196,63 tỷ USD trong năm 2023 và được dự báo sẽ tiếp tục phát triển với tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 37,3% trong giai đoạn 2023 đến 2030.

AI đem lại hai lợi ích chính cho FPT là tăng doanh thu và hiệu quả hoạt động. Theo McKinsey, Generative AI cũng tiết kiệm 26.000 tỷ USD đến 44.000 tỷ USD cho nền kinh tế thế giới.

Sau hơn một thập kỷ tiên phong dẫn dắt sự phát triển AI, ông Phương khẳng định FPT “AI sẽ là cú hích tăng trưởng cho doanh nghiệp”.

FPT 'đặt cược' vào AI trước thềm Ất Tỵ: 2 người đàn ông sinh năm 1977 tuổi Rồng và tuổi Rắn giữ vai trò gì?- Ảnh 4.

FPT cũng có kế hoạch đầu tư riêng 300 tỷ đồng vào lĩnh vực R&D cho AI (2021-2025), đáng chú ý nhất là việc hợp tác chiến lược toàn diện với Nvidia, đầu tư 200 triệu USD cho hạ tầng AI Factory. "Chúng tôi tự tin nắm bắt cơ hội khi thị trường AI bùng nổ thời gian tới", ông Phương cho biết.

Với thương vụ hợp tác với Nvidia xây dựng Nhà máy AI, lãnh đạo FPT cho rằng điều mà Nvidia nhìn thấy tại FPT là tiềm năng từ thị trường Nhật bản - chiếm 50% doanh thu toàn cầu của doanh nghiệp. Hiện Nhật Bản đang khá chậm chân trên đường đua AI và có tiềm năng đầu tư mạnh mẽ hơn nữa và đây cũng là thị trường mà FPT sẽ tập trung phát triển trong giai đoạn tới.

Với thương vụ hợp tác với Nvidia xây dựng Nhà máy AI, lãnh đạo FPT cho rằng điều mà Nvidia nhìn thấy tại FPT là tiềm năng từ thị trường Nhật bản - chiếm 50% doanh thu toàn cầu của doanh nghiệp. Hiện Nhật Bản đang khá chậm chân trên đường đua AI và có tiềm năng đầu tư mạnh mẽ hơn nữa và đây cũng là thị trường mà FPT sẽ tập trung phát triển trong giai đoạn tới.

Theo Tri Túc

Cùng chuyên mục
XEM

NỔI BẬT TRANG CHỦ

Gần 20 năm kể từ ngày các ngân hàng 'đổ bộ' thị trường chứng khoán: Tổng vốn hóa 2,3 triệu tỷ đồng, Vietcombank thống trị suốt hơn 1 thập kỷ

Vốn hóa các ngân hàng trên sàn chứng khoán bắt đầu tăng mạnh từ năm 2017 và tổng quy mô đã lên đến hàng triệu tỷ đồng.

Cựu CEO của Google cùng hơn 1.000 “đại bàng công nghệ” thế giới như Intel, Samsung, IBM sắp quy tụ tại sự kiện ở Việt Nam

Hội nghị quốc tế về “Trí tuệ nhân tạo và Bán dẫn 2025” diễn ra từ 12-16/3 tại Hà Nội và Đà Nẵng quy tụ hơn 1.000 lãnh đạo, chuyên gia từ Google DeepMind, IBM, Intel, TSMC, Samsung, MediaTek, Tokyo Electron thảo luận về sự phát triển AI và bán dẫn tại Việt Nam.

Doanh nhân Nguyễn Thành Nam chỉ ra loại vốn FPT mạnh ngay từ đầu: "Chúng tôi cứ tới bắt tay, không cần thân thiết"

"Chúng ta thường cho rằng phải quen thân mới làm được việc. Nhưng trên thực tế, chúng ta dễ nhờ vả người quen sơ hơn là người thân", cựu CEO FPT Nguyễn Thành Nam cho biết.