Ngủ nhiều vẫn mệt, ngưng thở khi ngủ, đột nhiên tỉnh giấc: Đừng mê tín nghĩ “bóng đè” nữa, nguy cơ cao bạn đã bị đái tháo đường type 2 rồi đấy

30/01/2022 13:16 PM | Sống

Có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, tình trạng thường xuyên ngủ gật, thiếu ngủ hay ngủ không đủ giấc có mối liên quan mật thiết với bệnh đái tháo đường type 2.

Những bất thường trong giấc ngủ đều có thể liên quan đến bệnh đái tháo đường typ 2
Những bất thường trong giấc ngủ đều có thể liên quan đến bệnh đái tháo đường typ 2

Theo Ths.BS Võ Tuấn Khoa - Khoa Nội tiết, BV Nhân Dân 115, giấc ngủ được "lập trình" mỗi đêm như một cách thức giúp cơ thể phục hồi sức khoẻ. Có hai hệ thống tương tác nhau trong cơ thể mỗi người là đồng hồ sinh học và bộ điều chỉnh chu kỳ thức - ngủ giúp xác định thời gian chuyển tiếp từ trạng thái tỉnh táo đi đến giấc ngủ và ngược lại.

Cơ thể con người điều hòa giấc ngủ theo cách thức giống như điều hòa các chức năng như hô hấp, tiêu hoá hay tuần hoàn. Điều này cho thấy giấc ngủ có vai trò vô cùng quan trọng trong sức khỏe thể chất và tinh thần.

Song, có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến tinh thần uể oải sau khi ngủ dậy hoặc thường xuyên ngủ gật, ngủ không đủ giấc. Trong đó phải kể đến bệnh đái tháo đường type 2.

Ngủ nhiều vẫn mệt, ngưng thở khi ngủ, đột nhiên tỉnh giấc: Đừng mê tín nghĩ “bóng đè” nữa, nguy cơ cao bạn đã bị đái tháo đường típ 2 rồi đấy - Ảnh 1.

Nguyên nhân gây bệnh đái tháo đường là do thiếu hoàn toàn hoặc không hoàn toàn chất insulin trong máu

Đái tháo đường hay còn gọi là tiểu đường, đái đường là một bệnh chuyển hoá. Nguyên nhân là do thiếu hoàn toàn hoặc không hoàn toàn chất insulin (hormon của tuyến tuỵ) trong máu. Đây là một loại bệnh rất hay gặp và gây nhiều biến chứng ở các cơ quan trong cơ thể. Đáng nói, đa phần các bệnh nhân khi đến bệnh viện khám đều không hề biết bản thân đã mắc bệnh này từ lâu.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho rằng, bệnh đái tháo đường biểu hiện bằng sự rối loạn chuyển hoá glucose, nồng độ glucose trong máu ngày càng tăng và xuất hiện glucose trong nước tiểu.

Biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh đái đường là hoại tử vì các tế bào không thể hấp thụ được glucose trong máu và chết dần dần. Tính mạng của người bệnh bị đe doạ do ceton khiến máu có tính axit và gây ảnh hưởng đến nhiều cơ quan, trong đó có bộ não.

Ngoài hai biến chứng nguy hiểm trên, đái tháo đường typ 2 còn có thể gây ra các biến chứng khác như: Bệnh tim mạch, bệnh thần kinh, bệnh thận, các tổn thương ở mắt, bàn chân, bệnh da miệng... Và đặc biệt là các biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ như sảy thai, thai lưu.

Người bệnh đái tháo đường typ2 hay ngủ gật?

Đối với người bệnh tiểu đường typ 2, tình trạng ngủ gật thường xuyên có thể liên quan đến việc hạ đường huyết quá mức và đi kèm là các triệu chứng như vã mồ hôi, hồi hộp, run tay... Ngoài ra, ngủ gật do tác dụng phụ của một số thuốc điều trị biến chứng viêm đa dây thần kinh ở người đái tháo đường như amitryptilin, gabapantin, prebagalin...

Ngủ nhiều vẫn mệt, ngưng thở khi ngủ, đột nhiên tỉnh giấc: Đừng mê tín nghĩ “bóng đè” nữa, nguy cơ cao bạn đã bị đái tháo đường típ 2 rồi đấy - Ảnh 2.

Mất ngủ, ngủ gật là một trong những triệu chứng của bệnh đái tháo đường typ 2

Bạn có thể nhờ người thân kiểm tra lượng đường trong máu lúc ngủ gật, nếu nhỏ nhờ 3.9mmol/L thì cần có biện pháp xử lý hạ đường huyết kịp thời.

Thiếu ngủ hay ngủ không đủ giấc có nguy cơ gây bệnh đái tháo đường typ 2

Các nhà khoa học thuộc Đại học Boston (Mỹ) từng chỉ ra rằng, thiếu ngủ có thể làm rối loạn đồng hồ sinh học tự nhiên của cơ thể. Điều này sẽ làm cơ thể tăng hàm lượng hormone cortisol, gây ra tình trạng stress và mất cân bằng lượng đường trong cơ thể.

Ngủ nhiều vẫn mệt, ngưng thở khi ngủ, đột nhiên tỉnh giấc: Đừng mê tín nghĩ “bóng đè” nữa, nguy cơ cao bạn đã bị đái tháo đường típ 2 rồi đấy - Ảnh 3.

Người mất ngủ cũng khiến hệ thần kinh bị rối loạn và tác động đến hormone kiểm soát đường huyết trong cơ thể. Chính vì vậy, người ngủ không đủ giấc hoặc thường xuyên bị thiếu ngủ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường typ 2 cao gấp đôi so với người ngủ từ 7-8 giờ mỗi ngày.

Riêng ở trẻ em, ngủ nhiều và đủ giấc còn có tác dụng giảm nguy cơ mắc phải căn bệnh này trong tương lai.

Hội chứng ngưng thở khi ngủ

Theo BS.CK1 Hoàng Khánh Chi Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, hội chứng ngưng thở khi ngủ có 3 dạng: Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn, ngưng thở hỗn hợp và ngưng thở khi ngủ do nguyên nhân thần kinh trung ương.

Đáng nói, cứ 3 người lớn bị đái tháo đường type 2 thì có 1 người bị chứng ngưng thở khi ngủ. Hai bệnh lý này có thể có mối quan hệ hai chiều, bệnh nhân đái tháo đường type 2 có nguy cơ cao bị ngưng thở khi ngủ và người bị ngưng thở khi ngủ có nguy cơ cao bị bệnh tiểu đường.

Ngủ nhiều vẫn mệt, ngưng thở khi ngủ, đột nhiên tỉnh giấc: Đừng mê tín nghĩ “bóng đè” nữa, nguy cơ cao bạn đã bị đái tháo đường típ 2 rồi đấy - Ảnh 4.

Ngáy to, bật dậy lúc nửa đêm,...là biểu hiện của chứng ngưng thở khi ngủ

Hậu quả thường gặp của hội chứng ngưng thở khi ngủ là buồn ngủ ban ngày quá mức; suy giảm trí nhớ, mất khả năng tập trung, dễ cáu gắt, mệt mỏi, trầm cảm, thay đổi tính tình…

Nếu không được điều trị sớm hội chứng ngưng thở lúc ngủ sẽ góp phần gây ra những biến chứng nguy hiểm như: tăng huyết áp, đề kháng insulin, tăng đường huyết, rối loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não và thậm chí đột tử trong đêm.

Những mối liên hệ giữa giấc ngủ và bệnh đái tháo đường typ 2 còn rất nhiều vấn đề. Vì vậy, để có một cơ thể khỏe mạnh, người trưởng thành nên ngủ khoảng 7-9 tiếng một ngày còn trẻ em nên ngủ từ 10-12 giờ mỗi ngày. Bên cạnh đó, nên thực hiện lối sống lành mạnh; giảm rượu bia, các chất kích thích; ăn ít chất béo và cố gắng ngủ nghiêng để giảm thiểu chứng ngừng thở khi ngủ.

Tổng hợp

Nguyễn Phượng

Cùng chuyên mục
XEM