Ngủ đủ giấc không có nghĩa là bạn phải ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày: Công thức cho tỉnh táo mỗi sáng thức dậy là đây!
Thực tế, bạn có thể sẽ cảm thấy mệt mỏi ngay cả khi ngủ đủ 8 tiếng và ngược lại, có thể cảm thấy tinh thần cực kì sảng khoái ngay cả khi chỉ ngủ khoảng 3, 4 tiếng mỗi đêm.
Ngủ đủ giấc không có nghĩa là bạn phải ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày. Bạn cảm thấy mệt mỏi thực chất là vì bạn thức dậy không đúng lúc. Thực tế, bạn có thể sẽ cảm thấy mệt mỏi ngay cả khi ngủ đủ 8 tiếng và ngược lại, có thể cảm thấy tinh thần cực kì sảng khoái ngay cả khi chỉ ngủ khoảng 3, 4 tiếng mỗi đêm. Hiểu về chu trình hoạt động của giấc ngủ sẽ giúp chúng ta cải thiện tinh thần đáng kể vào mỗi buổi sớm.
Thời điểm lí tưởng để thức giấc phụ thuộc rất nhiều với thời gian lên giường trước đó của bạn. Nếu bạn luôn quyết định đi ngủ vào những khoảng thời gian giống nhau hằng ngày, thời gian thức giấc sẽ được định tính trước dễ như trở bàn tay.
Tuy nhiên, con người có hàng tá thứ phải làm, chẳng hạn như: bát đĩa phải rửa, tivi phải xem và những cuộc gọi đến không được báo trước. Những điều này khiến ta khó có thể duy trì thói quen ngủ đúng giờ một cách đều đặn. Điều này giống như sự định trước thời gian của một chuyến bay. Thời gian đã được đề cập trước nhưng chúng ta đều biết rằng nó không chính xác 100%. Cũng giống như vậy, rõ ràng thời gian ngủ của chúng ta thay đổi thường xuyên nên ta cần phải hiểu rõ chu trình giấc ngủ để xác định khoảng thời gian thức giấc lí tưởng trong ngày.
Cách xác định thời điểm thức dậy bằng việc sử dụng Sleep Cycles:
Giấc ngủ bao gồm nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn kéo dài khoảng 90 phút. Mẹo hay ở đây là bạn nên thức dậy vào cuối của một giai đoạn nào đó. Nếu bạn tỉnh giấc vào giữa một quá trình, chu trình giấc ngủ sẽ bị phá vỡ và cơ thể sẽ lập tức cảm thấy mệt mỏi. Nhớ rằng, chu trình giấc ngủ bắt đầu ngay khi bạn rơi vào trạng thái mơ màng, chứ không phải là khi bạn bắt đầu nằm lên giường đâu nhé. Vì thế, hãy cân nhắc thời gian khi cơ thể bắt đầu muốn đi ngủ. Theo thống kê thì hầu hết mọi người cần 14 phút để bắt đầu ngủ sau khi lăn vào giường.
Để tôi lấy cho bạn một ví dụ. Chẳng hạn như bạn vào giường lúc 10:45 phút và ngủ lúc 11 giờ đêm, thì thời gian lí tưởng để thức dậy là vào các thời điểm như 0:30, 2:00, 3:30, 5:00, 6:30 và vân vân. Nếu bạn thức dậy vào lúc 0:20 hoặc 2:10 hoặc 5:05 thì nó vẫn ổn bởi bạn chỉ mới vừa kết thúc một chu trình và bắt đầu một chu trình mới. Nhưng nếu thức dậy vào lúc 1:30 hay 5:30 thì hại cho sức khỏe đấy nhé. Hay nói một cách đơn giản, hãy tỉnh dậy vào khoảng 10 phút đầu hoặc 10 phút cuối một chu trình, còn thức dậy từ 10-80 phút giữa thì không nên.
Nhưng trung bình thì mỗi người nên ngủ 6 chu trình mỗi đêm. Bạn vẫn có thể thức dậy đầy tỉnh táo sau 3 đến 4,5 giờ nhưng nếu tiếp diễn trong khoảng thời gian dài, đây không phải là một thói quen tốt. Bao nhiêu tiếng đồng hồ để ngủ đối với mỗi người thì khá là khó để xác định bởi nó thay đổi khác nhau giữa người này và người kia. Người thì chỉ cần 4.5 giờ, người thì có khi phải ngủ đến 7 tiếng rưỡi đấy nhé.
Tôi không phải là một chuyên gia giấc ngủ đâu nhé. Tuy nhiên, tôi đã thay đổi thói quen và thành công rồi. Thực tế là, những điều mà các chuyên gia biết về bộ não và giấc ngủ thì không thực sự cụ thể. Rất nhiều vùng chất xám vẫn chưa được khai phá. Nghiên cứu về giấc ngủ vẫn là một nhánh khá là mới của khoa học và vẫn chưa được kiểm chứng một cách chính xác. Vì thế, đừng chỉ làm theo duy nhất một phương pháp và hi vọng hiệu quả ngay lập tức. Hãy áp dụng công thức trên trong một tuần, theo dõi những thay đổi trong cơ thể bạn và tìm ra cách tốt nhất nhé.